Ăn nhiều thịt dê có tốt không?
- 1. Thịt dê được nhắc đến tại nhiều bài viết:
Thịt dê là một loại thịt khá phổ biến ở Việt Nam và thường được biết đến như là một đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng với rất nhiều những tác dụng có lợi cho sức khỏe. Nhưng liệu ăn nhiều thịt dê có tốt không? Và nên ăn thế nào là hợp lý, tốt cho sức khỏe ? Để trả lời được những câu hỏi này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng của thịt dê
Thịt dê là một loại thực phẩm được sử dụng phổ biến ở một số nước như Pakistan, Sri Lanka, Nepal, Ấn Độ và Việt Nam. Ở Việt Nam, thịt dê được coi là đặc sản và nổi tiếng nhất là thịt dê núi Ninh Bình. Thịt dê được đánh giá là mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng và tiêu biểu nhất là giúp nam giới tăng cường khả năng sinh lý.
Theo những nghiên cứu của viên nghiên cứu dinh dưỡng quốc gia, trong thịt dê có chứa rất nhiều các khoáng chất thiết yếu như Natri, Phospho, Kali, Magie, Sắt, Kẽm, Selen, Đồng, Canxi,… Một lượng lớn Vitamin A, Vitamin E, Vitamin B1, Carbohydrate,… và còn rất nhiều những hợp chất có lợi khác cho cơ thể.
Theo y học phương Đông, thịt dê có mùi vị ngọt, tính nóng, không độc và có tác dụng lưu thông máu trong cơ thể, tăng thân nhiệt, có tác dụng trong việc điều trị bệnh lao, hen suyễn và viêm phế quản. Nếu sử dụng liên tục từ 30 – 40g thịt dê trong một ngày, có thể điều trị được các bệnh gầy yếu, khí huyết tổn thương, đau lưng, dương sự kém,…
Thịt dê đặc biệt bổ cho sinh lý nam giới, điều này đã được dân gian và một số nghiên cứu kiểm chứng. Không những bổ dưỡng cho đàn ông, mà thịt dê cũng tốt cho cả phụ nữ trong việc củng cố sức khỏe phòng the. Đây quả thực là một vị thuốc quý cho các cặp vợ chồng, nếu có điều kiện thì nên thưởng thức thịt dê để bồi bổ sức khỏe.
Ăn nhiều thịt dê có tốt không ?
Tuy mang rất nhiều lợi ích, tác dụng có lợi cho sức khỏe nhưng do đặc tính nóng, ngọt của mình nếu ăn quá nhiều thịt dê có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể của mình. Hơn thế nữa, nếu trong cơ thể có sẵn một số vùng bệnh viêm nhiễm thì khi ăn thịt dê vào, bệnh sẽ phát triển trầm trọng thêm. Vì vậy chúng ta cần phải cực kì lưu ý đến vấn đề này.
Ăn nhiều nhưng ăn có khoa học, điều độ như đã nói ở trên là chỉ 30 – 40g mỗi ngày thì sẽ rất tốt và điều trị được một số bệnh. Nhưng lưu ý cũng không nên duy trì trong thời gian quá dài mà chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 tuần. Không nên chỉ dựa dẫm vào một loại thực phẩm dù biết thịt dê rất bổ dưỡng nhưng nó sẽ gây ra sự thiếu hụt các chất khác có trong các loại thịt khác.
Một số lưu ý khi chọn loại thịt dê, đó là thịt dê phải luôn có mùi đặc trưng. Nếu chưa quen thì mùi này rất khó ngửi và càng phần thịt thì càng rõ mùi này hơn. Khi mua thịt dê ở ngoài, nếu gặp phải thịt dê giả sẽ ít mùi đặc trưng hơn do họ sử dụng mùi nhân tạo.
Hoặc các bạn có thể phân biệt bằng mắt thường vì thịt dê thật lớp bì rất mỏng và phần thịt nạc khá nhiều, không dày như thịt bê. Ngay cả khi các bạn nấu chín lên thì thịt dê vẫn có một mùi rất đặc trưng, mùi hơi ngái, nồng và béo ngậy theo một kiểu rất riêng mà chỉ có ở loại thịt này, rất khác só với thịt bò hay thịt bê. Nếu khi các bạn nấu lên mà không có mùi đặc trưng này của thịt dê thì có lẽ các bạn đã mua phải thịt dê giả rồi nhé.
Thịt dê được nhắc đến tại nhiều bài viết:
- + Thịt đỏ là những loại thịt nào – Lợi ích của thịt đỏ ?
- + Viêm bàng quang là như thế nào? Triệu chứng và cách điều trị
- + Yếu sinh lý nam nên ăn gì?
- + Xuất tinh sớm là gì? Triệu chứng – Tác Hại và tư vấn hỗ trợ điều trị
- + Bệnh liệt dương có chữa được không?
Đến đây, có lẽ các bạn cũng đã có cho mình câu trả lời về câu hỏi “Ăn nhiều thịt dê có tốt không ?” rồi chứ. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích về thịt dê, giúp các bạn có thể thưởng thức loại thịt bổ dưỡng này một cách trọn vẹn nhất mà không phải lo lắng gì về vấn đề sức khỏe. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này!
Phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế
Nguồn tham khảo
- Đặc sản dê tái chanh Ninh Bình https://vnexpress.net/doi-song/dac-san-de-tai-chanh-ninh-binh-2307750.html Truy cập ngày 5/7/2019.
- Món ngon lợi sức khỏe chế biến từ thịt dê https://vnexpress.net/doi-song/mon-ngon-loi-suc-khoe-che-bien-tu-thit-de-2417547.html Truy cập ngày 5/7/2019.
- Đông y gọi thịt dê là món ăn "hảo hạng", nhưng những người này lại phải kiêng http://soha.vn/dong-y-goi-thit-de-la-mon-an-hao-hang-nhung-nhung-nguoi-nay-lai-phai-kieng-20171115145401112.htm Truy cập ngày 5/7/2019.
- Dê - Món ăn, vị thuốc số 1 cho sức khỏe https://suckhoedoisong.vn/de-mon-an-vi-thuoc-so-1-cho-suc-khoe-n110534.html Truy cập ngày 5/7/2019.
- Những điều đại kỵ phải biết khi ăn thịt dê https://www.24h.com.vn/am-thuc/nhung-dieu-dai-ky-phai-biet-khi-an-thit-de-c460a883120.html Truy cập ngày 5/7/2019.
- Những món ăn từ thịt dê tốt hơn 'Viagra' cho quý ông https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-mon-an-tu-thit-de-tot-hon-viagra-cho-quy-ong-1327991.tpo Truy cập ngày 5/7/2019.
- Các món từ thịt dê giúp chàng sung sức https://news.zing.vn/cac-mon-tu-thit-de-giup-chang-sung-suc-post962354.html Truy cập ngày 5/7/2019.
- Ăn thịt dê, "yêu" cả ngày không biết mệt? https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/an-thit-de-yeu-ca-ngay-khong-biet-met-221138.html Truy cập ngày 5/7/2019.
- Phát hiện xe khách chở hơn 220 kg thịt dê 'bẩn' https://thanhnien.vn/thoi-su/phat-hien-xe-khach-cho-hon-220-kg-thit-de-ban-1060613.html Truy cập ngày 5/7/2019.
Cập nhật lần cuối: 04 tháng 10, 2019
- Giảm tác dụng phụ của thuốc Tây y trong quá trình điều trị
- Cân bằng môi trường âm đạo, cân bằng nội tiết tố
- Tăng khả năng tự miễn của cơ thể, nâng cao thể trạng
- Tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị
- Giảm khả năng tái phát của bệnh
Hoặc để lại số điện thoại để được bác sĩ gọi lại sớm cho bạn

Bs Đinh Thị Quỳnh Huế
+ Chuyên khoa cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa
Sở Trường Chuyên Môn
+ Chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa
+ Điều trị vô sinh – hiếm muộn
+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: phá thai an toàn dưới 12 tuần tuổi
+ Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục
Quá Trình Công Tác
+ 1998: Tốt nghiệp Đại học Y Thái Bình
+ 2003: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 1 tại Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa
+ 2005: Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ - kế hoạch hóa gia đình”
+ 2010: Trưởng khoa nam học - vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình
+ Có hơn 20 năm kinh nghiệm lâm sàng trong chẩn đoán, điều trị, tư vấn các vấn đề phụ khoa, vô sinh, KHHGĐ, thực hiện phá thai an toàn