phòng khám đa khoa y học quốc tế
hotline 0836 633 399 Địa chỉ 12 - 14 Kim Mã - Hà Nội

Ăn cua sống có sao không?

Người viết:
15 tháng 02, 2024 - 354 Thích

Cả cua biển và cua đồng đều là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, hương vị hấp dẫn được rất nhiều người yêu thích. Cua cũng được chế biến thành rất nhiều những món ăn khác nhau, nhưng tại sao việc ăn cua sống lại không phổ biến. Để hiểu hơn về việc ăn cua sống có sao không? có nguy hiểm không? Thì chúng ta cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Ăn cua sống có sao không

ĂN CUA SỐNG CÓ SAO KHÔNG?

Thực tế có rất nhiều người có thói quen và sở thích ăn hải sản sống, gỏi cua sống cũng là một trong những món ăn được nhiều người lựa chọn. Vậy thì ăn cua sống có sao không?

Thực tế việc ăn cua sống hoặc ăn cua chưa chín kỹ sẽ rất nguy hiểm. Trong thịt cua sống có chứa rất nhiều các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, sán… Việc ăn cua sống, chín tái sẽ khiến cơ thể bị nhiễm sán, ký sinh trừng gây nguy hiểm đến sức khoẻ.

Ăn cua sống có sao không? Không nên và tuyệt đối không nên ăn cua sống, cua chín tái là bởi trong thành phần của cua có chứa nang trùng nguy hiểm là Lungflake,  đây là một loại ký sinh trùng nguy hiểm ký sinh trong phổi và ăn máu trong phổi để sống. Nếu bạn ăn thịt cua sống và không may bị loại ký sinh trùng nay tấn công thì chúng sẽ tấn công và ký sinh trong phổi của bạn.

Sau đó chúng sẽ ăn máu trong phổi, khiến phổi bị tổn thương và xuất hiện những biểu hiện như: đau tức ngực, ho khan, ho ra máu… Ngoài phổi ra thì loài ký sinh trùng này còn có thể di chuyển đến não, gây co giật, khiến thần kinh bị tê liệt rất nguy hiểm và thẩm chí là gây tử vong rất nhanh.

MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KHÔNG NÊN ĂN CUA

Thịt cua rất giàu chất dinh dưỡng, trung bình trong 100g thịt cua sẽ cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng như: protid (12,3g); lipid (3,3g); glucid (2g); canxi (120 mg); sắt (1,4mg); phosphor (171 mg), và các khoáng chất cần thiết như: lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threoninne và trytophane….

Tuy thịt cua rất giàu dinh dưỡng những không phải ai cũng phù hợp để có thể ăn được cua, dưới đây là một số trường hợp không nên ăn cau:

  • Người bị dị ứng với cua, các loại hải sản: Với những người sau khi cua có xuất hiện những biểu hiện như: ngứa, nổi mề đay, tiêu chảy, thậm chí khó thở, co thắt phế quản, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người mới ốm dậy: trong Đông Y thì cua là một loại thực phẩm có tính hàn, lạnh nên khi ăn rất dễ kích ứng đường tiêu hoá, gây rối loạn tiêu hoá, đặc biệt là những người mới ốm dậy, cơ thể còn đang yếu và dễ bị kích ứng.
  • Người bị tiêu chảy: nếu đang bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá thì không nên ăn cua, không nên ăn các món ăn chế biến với cua. Nguyên nhân là bởi cua có tình hàn, lạnh và cung khá tanh nên sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn, gây mất nước nguy hiểm đến sức khoẻ.
  • Người bệnh tim mạch: Một trong nhóm đối tượng tuyệt đối không nên ăn cua chính là những người mắc bệnh tim mạch. Nguyên nhân những người bệnh tim không nên ăn cua, bởi thịt cua là một trong những loại thực phẩm rất giàu đạm những đồng thời hàm lượng cholesterol cũng rất cao. Hàm lượng cholesterol cao sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng, huyết áp tăng cao và ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch.
  • Người bệnh Gout: người bệnh gút cần kiêng cua, không chỉ kiêng cua mà đa phần đều phải kiêng cả các loại hải sản khác nữa. Thịt cua biển chưa nhiều đạm và cua đồng thì có hàm lượng kali lớn, hai thực phẩm này để không có lợi với những bệnh nhân bị gút.

MỘT SỐ NHỮNG LƯU Ý AN TOÀN KHI ĂN CUA

MỘT SỐ NHỮNG LƯU Ý AN TOÀN KHI ĂN CUA

Cả cua đồng và cua biển đều là những loại thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng rất dồi dào. Vừa bổ dưỡng, mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho cơ thể vừa có hương vị hấp dẫn, có thể chế biến thành rất nhiều những món ăn khác nhau. Tuy nhiên khi ăn cua cũng cần chú ý những điều như sau để đảm bải an toàn nhé:

  • Nấu chín kĩ

Một số loại hải sản có thể an toàn hơn để ăn sống. Tuy nhiên với cua thì bạn tuyệt đối không nên ăn sống, và cũng không nên ăn tái. Với những món ăn chế biến từ cua, để đảm bảo an toàn nhất thì chúng ta nên chế biến chín kĩ trước khi ăn.

Nguồn thức ăn chủ yếu của cau là xác động chết và động vật phù du trong bùn đất. Vì vậy mà cơ thể và cả thịt cua đều rất dễ bị nhiễm khuẩn, mà bản thân thịt cua cũng mang rất nhiều những loại ký sinh trùng nguy hiểm. Vì vậy nên đảm bảo ăn chín với những món ăn từ cua.

  • Chọn mua những con cua còn sống

Để chất lượng cua được thơm ngon, đảm bảo hương vị tươi mới thì nên chọn những con cua còn tươi sống. Đặc biệt không mua những con cua chế, vì khi cua đã chế, hệ miễn dịch của nó mất đi và vi khẩn rất dễ xâm nhập vào thịt cua, gây bệnh, hoặc ngộ độc khi ăn, đặc biệt nếu ăn phải có thể gây ra những biểu hiện như: tiêu chảy, buồn nôn, chướng bụng…

  • Ăn thịt cua đúng cách

Khi sơ chế nên chú ý loại bỏ phần yếm đều của được làm sạch, đối với cua biển thì nên chú ý vệ sinh thật sạch cua trước khi chế biến. Đồng thời khi ăn thì chỉ nên ăn phần thịt cua, gạch cua… Với cua biể thì ăn phần thịt cua trong càng, chân cua còn những phần màu đen ở mai, bụng thì không nên ăn. Những phần màu đen này thường phần ruột cua, chứa chất thải, bùn đất không nên ăn.

  • ­Không nên ăn quá nhiều cua

Đối với cua biển, mỗi lần ăn bạn chỉ nên ăn 1-2 con cua là vừa đủ. Ngoài ra đối với cua đồng cũng vậy, không nên ăn quá nhiều, không nên ăn quá thường xuyên. Bởi cua có tính hàn, dễ lạnh nếu ăn nhiều có thể dẫn đến lạnh bụng, đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy…

  • Không uống trà, hoặc ăn hồng sau khi ăn cua

Người Việt mình thường có thói quen uống nước trà và ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn. Tuy nhiên nếu bạn ăn những món ăn chế biến từ cua, thì sau bữa ăn không nên uống nước trà và không ăn quả hồng.

Nguyên nhân là bởi nước trà sẽ làm loãng axit trong dạ dày, đồng thời nước trà và thịt cua có thể phản ứng với nhau, khiến các chất của thịt cua bị kết tủa, đóng cục lại và không thể tiêu hoá được, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, gây đau bụng, chướng bụng…

Không nên ăn quả hồng sau khi ăn cua, bởi nguyên nhân chất tanin trong quả hồng và một số chất khác sẽ làm cho hàm lượng protein cao từ thịt cua bị đóng lại, thành các cục cứng trong dạng dày khiến cơ thể nôn nao, có thể hình thành sỏi hoặc gây tắc ruột…

  • Không ăn cua đã chế và để qua đêm

Đa phần mỗi người đều có thói quen tích trữ đồ ăn thừa trong tủ lạnh hoặc để qua đêm. Tuy nhiên điều này không nên áp dụng với những món ăn được chế biến từ cua và các loại hải sản.

Nguyên nhân là bởi hàm lượng đạm từ cua rất lớn, khi để trong môi trường và thời gian dài qua đêm thì sẽ dễ thu hút các loại vi khuẩn ăn xác đến xâm nhập, gây ra nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho sức khoẻ.

Vì vậy đối với cua đã được chế biến thì nên ăn hết, không nên để qua đêm, kể cả là bạn có bảo trong tủ lạnh thì cũng không nên, để tránh bị ngộ độc thực phẩm nhé.

  • Bảo quả đúng cách

Đối với cua biển, bạn nên chế biến ngay khi mua về. Hoặc không thì có thể để cua trong ngăn mát tủ lạnh và chế sớm nhất có thể, đừng để cua chế. Đối với cua đồng, rất nhiều chị em phụ nữ có thói quen sơ chế cua đồng một lượt, sau đó để tủ đá và sử dụng dần cho tiện và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, không nên bảo quản quá lâu, thời gian bảo quản không nên quá 1 tuần, khi bảo quản cũng nên bọc cẩn thận, đề trong hộp kín để đảm bảo chất lượng cũng như tránh ngộ độc.

Hy vọng qua những nội sung được chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích và tìm được lời giải đáp cho câu hỏi, băn khoăn: ăn cua sống có sao không? Thực tế là ăn cua sống rất nguy hiểm, vì vậy hãy đảm bảo nấu chín kỹ và tuyệt đối không nên ăn cua sống, cua tái nhé.

Tác giả

Hà Thị Huệ

Ngành nghề

Chuyên khoa I Chuyên ngành Sản phụ khoa

Sở trường chuyên môn
  • Tư vấn + khám và điều trị bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
  • Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt ,tiền mãn kinh…
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • Kinh nghiệm phong phú trong công tác phá thai ngoài mong muốn và kế hoạch hoá gia đình.
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: sùi mào gà,lậu,giang mai,Hecpet sinh dục…
  • Tư vấn và điều trị vô sinh hiếm muộn.
  • Phục hồi chức năng và thẩm mỹ vùng kín.
  • Siêu âm thai kỳ và siêu âm bệnh lý trong sản phụ khoa.
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa tại đại học Y Hà Nội.
  • Bác sĩ lâm sàng khám và điều trị bệnh sản phụ khoa hơn 20 năm.
  • Bác sĩ tại Hộ sinh A – Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm
  • Tham gia các chương trình đào tạo quốc gia về chuyên ngành sản phụ khoa ( hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp…)
  • Đạt lao động tiên tiến trong chuyên môn.
chân trang
Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Trang chủ Tư vấn Gọi điện Danh mục