phòng khám đa khoa y học quốc tế
hotline 0836 633 399 Địa chỉ 12 - 14 Kim Mã - Hà Nội

Bé mấy tháng ăn cua được?

Người viết:
02 tháng 08, 2023 - 374 Thích

Cua là loại thuỷ hải sản giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là đạm, sắt, canxi và omega-3… Cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, vì vậy mà cha mẹ rất muốn cho con ăn cua nhưng lại băn khoăn không biết bé mất tháng ăn cua được? Để giúp cha mẹ, phụ huynh giải đáp được băn khoăn này, thì chúng ta cùng nhau theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Bé mấy tháng ăn cua được

BÉ MẤY THÁNG ĂN CUA ĐƯỢC?

Khi trẻ nhỏ bước vào giai đoạn ăn dặm, trẻ bắt đầu làm quen với các loại thực phẩm đa dạng hơn. Tuy nhiên hệ tiêu hoá lúc này của trẻ còn non nớt , việc lựa chọn thực phẩm và chế biến như thế nào chính là vấn đề mà rất nhiều phụ huynh lo lắng, băn khoan. Không ít cha mẹ muốn cho em bé ăn các loại thuỷ hai sản như: cua, tôm, cá,… vì đây đều là những thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng rất tuyệt vời, đặc biệt là các acid béo omega-3 có lợi cho sự phát triển và miễn dịch của cơ thể. Vậy trẻ mấy tháng thì có thể ăn được cua đồng, cũng như ăn được cua biển?

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sẽ bất đầu những ngày tháng ăn dặm đầu tiên và thông thường thì từ đủ 7 tháng tuổi là trẻ có thể ăn được cua và các  thuỷ hải sản như: tôm, cá… Không nên cho trẻ ăn cua quá sớm là bởi trong cua, cả cua đồng và cua biển đều là những loại thực phẩm cung cấp hàm lượng đạm rất lớn và có thể gây dị ứng, kích ứng hệ tiêu hoá, đồng thời hương vị của chúng có thể trẻ khó chịu…Vì vậy thời điểm phù hợp nhất để cho trẻ ăn cua là khi trẻ đủ 7 tháng trở lên.

Bé mấy tháng ăn cua được? Trung bình cha mẹ, phụ huynh có thể cho trẻ ăn từ 1-2 bữa cua/tuần, tuỳ vào tháng tuổi và sự yêu thích của con. Cụ thể bạn có thể tham khảo như sau:

  • Trẻ có độ tuổi từ 7 – 12 tháng: Với trẻ ở lứa tuổi ăn dặm này, mỗi bữa phụ huynh có thể chế biết ăn 20 – 30g thịt của cá, tôm đã bỏ xương và vỏ để nấu với bột hoặc cháo. Mỗi ngày có thể cho bé ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3 – 4 bữa/tuần
  • Trẻ có độ tuổi từ 1 – 3 tuổi: Trẻ từ 1 đến 3 tuổi nên ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún, súp… mỗi ngày với khoảng 30 – 40g thịt của hải sản.
  • Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Nếu khi trẻ đã 4 tuổi trở lên thì có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày với khoảng 50 – 60g thịt của hải sản.

MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI CHO TRẺ ĂN CUA

Cả cua đồng, cua biển và các loại hải sản khác đều là nguồn thực phầm rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là Canxi, Kẽm, Đạm, Omega-3… các chất đều rất cần thiết với sự phát triển thể chất của cơ thể trẻ nhỏ. Tuy nhiên với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn ăn dặm thì việc chế biến, bảo quản và cách ăn ra sao sẽ rất quan trọng. Do đó để đảm bảo an toàn và em bé được cung cấp chất dinh dưỡng, khi ăn cha mẹ cần chú ý một số những điều cơ bản sau:

  • Sau khi ăn cua thì không nên cho trẻ ăn trái cây, hoa quả. Nguyên nhân không nên ăn trái cây sau khi ăn cua là bởi những chất dinh dưỡng từ cua như: đạm, canxi… sẽ giảm bớt khi kết hợp với trái cây, đặc biệt là những loại trái cây giàu vitamin C. Không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể mà còn khiến canxi bị đóng cục, gây kích ứng đường tiêu hoá, khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa…
  • Nếu trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ, ông bà có người có tiền sử bị dị ứng với hải sản thì không nên cho con ăn cua. Đồng thời có thể thêm một chút nhỏ vào đồ ăn và cẩn thận quan sát, xem cơ thể trẻ có phản ứng với cua không, nếu có dị ứng thì tuyệt đối không nên cho trẻ ăn cua nữa.
  • Trong giai đoạn đầu, khi trẻ mới tập ăn dặm và mới ăn cua lần đầu, thì nên ăn với lượng nhỏ. Bởi hàm lượng đạm của cua cao hơn rất nhiều so với thịt heo. Việc cơ thể và hệ tiêu hoá non nớt của trẻ tiếp nhận lượng đạm cao sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

MỘT SỐ MÓN CHÁO TỪ CUA PHÙ HỢP VỚI TRẺ ĂN DẶM

  • Cháo cua cà rốt

Cà rốt là một trong những loại rau củ quả được khuyến kích sử dụng trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Vì vậy mà bà mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo cua với cà rốt cho bé nhé.

cháo cua cà rốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

    • + Thịt cua biển làm sẵn: 50g
    • + Cà rốt: ½ củ
    • + Ngô: ½ cái
    • + Gạo tẻ: 1-2 nắm
    • + Gia vị: dần ăn, bột canh
    • + Đối với những trẻ lớn hơn, bạn có thể thêm một chút rau mùi, hành khô, gia vị…

Cách chế biến cháo cua cà rốt:

    • + Đầu tiên bạn tiến hành luộc cua với một chút gừng, sả để thịt cua thơm hơn. sau đó gỡ phần thịt cua thật kỹ để tránh vỏ cua sót lại trong thịt, vì sẽ khiến trẻ bị hóc.
    • + Bắp bạn gỡ lấy hạt, rửa sạch và sau đó đem xay với nước.
    • + Gạo vo sạch và cho ninh nhừ với phần nước ngô vừa xay ở trên. Cà rốt bạn gọt vỏ, thái nhỏ hoặc xay nghuyễn, băm nhỏ cho vào ninh nhừ cùng cháo.
    • + Khi cháo nhừ, bạn cho phần thịt cua vào nấu nhừ tiếp. Ngoài ra đối với những trẻ lớn thì bạn có thể xáo thịt cua với dầu ăn và hành khô rồi trộn vào cháo cho trẻ ăn.
  • Cháo cua đồng bí đỏ

Bí đỏ là thực phầm mền, giàu vitamin A giúp trẻ phát triển thị lực đồng thời bí đỏ cũng rất tốt cho việc phát triển hệ thần kinh. Cùng với cua đồng giàu canxi và các khoáng chất là món ăn mà mẹ nên thêm vào thực đơn cho con nhé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

    • + 100g cua đồng.
    • + 100g bí đỏ.
    • + Cháo trắng ninh nhừ.
    • + Gia vị: Nước mắm, muối, dầu cá hồi, hành khô

Cách nấu cháo cua đồng bí đỏ:

    • + Đầu tiên cần sơ chễ cua đồng, cua bạn mua về thì tách mai, thịt cua ngâm với nước và thâm vào chút muối hạt để khoảng 10-15 phút để thịt cua được làm sạch, hạn chế vi khuẩn giun sán.
    • + Bạn cho thịt cua đã rửa sạch ráo nước vào cối giã nguyễn hoặc máy xay, xay nhuyễn, thêm một chút muối để thịt cua ngon hơn. Sau khi xay nhuyễn thì lọc lấy phần nước cốt và bỏ phần xác đi. Phần này giống như bạn nấu canh cua vậy, nhưng hãy lọc lọc kỹ và cẩn thận hơn.
    • + Bí đỏ bạn thái nhỏ, hấp nhừ, nghiền nhuyễn.
    • + Đun xôi phần nước cốt cua vừa nãy lên, sau đó thêm phần cháo trắng đã ninh nhừ vào, tiếp theo thêm phần bí đỏ vào ninh đến khi cháo sôi thì có thể thêm vào dầu cá hồi và cho bé thưởng thức.
  • Cháo cua khoai mỡ

Cháo cua biển nấu khoai mỡ là món cháo ăn dặm đơn giản, rất dễ chế biến những lại rất giàu dinh dưỡng và hương vị rất hấp dẫn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

    • + Thịt cua làm sẵn: 30g
    • + Mỡ heo: 10g
    • + Thịt nạc heo: 10g
    • + Khoai mỡ: 100g
    • + Gia vị cho bé ăn dặm, nếu trẻ lớn có thể thêm hành, ngò gai để món ăn hấp dẫn hơn.

Cách chế biến cháo cua khoai mỡ:

    • + Đầu tiên bạn thái nhỏ mỡ heo và thịt heo. Phần thịt cua bạn gỡ ra và nhặt thật sạch để tránh lẫn vỏ cua. Sau đó cho cả 3 nguyên liệu vào xay nhuyễn.
    • + Tiếp theo nên chút gia vị ăn dặm vào, trộn đều rồi ướp khoảng 15 phút.
    • + Phần khoai mỡ, gọt vỏ, nạo nhuyễn
    • + Nấu sôi khoảng 200ml nước, bạn vo phần thịt cua xay nhuyễn vừa rồi thành từng viên và thả vào nồi nước, đến khi chúng chín và nổi lên thì vớt riêng ra.
    • + Sau đó thêm phần khoai mỡ vào nấu thành cháo sệt, khi cháo sôi thì cho lại phần thịt cua vào ninh, cháo sối lại thì tắt bếp.

Như vậy với băn khoăn: bé mấy tháng ăn cua được? Thì câu trả lời là từ đủ 7 tháng thì mới nên bắt đầu cho trẻ ăn cua. Đồng thời cũng không nên ăn quá nhiều và quá thường xuyên cua đau nhé. Hy vọng qua những chia sẻ này, cha mẹ và các bậc phụ huynh đã có thêm những kiến thức mới để con ăn dặm được dễ dàng và khoẻ mạnh hơn.

Tác giả

Đinh Thị Quỳnh Huế

Ngành nghề

Chuyên khoa I chuyên ngành Sản Phụ Khoa

Sở trường chuyên môn
  • + Thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý cổ tử cung, tử cung, vòi trứng,…
  • + Tư vấn và hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh,…
  • + Tư vấn và hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • + Tư vấn kế hoạch hóa gia đình, tư vấn tiền sản, tư vấn phòng tránh thai, phá thai ngoài mong muốn.
  • + Theo dõi, chăm sóc thai nghén.
Chức vụ bằng cấp
  • + Tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội.
  • + Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “Bà mẹ – kế hoạch hóa gia đình, phá thai ngoài mong muốn”.
  • + Trưởng khoa nam học – vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tỉnh.
  • + Hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành y
chân trang
Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Trang chủ Tư vấn Gọi điện Danh mục