phòng khám đa khoa y học quốc tế
hotline 0836 633 399 Địa chỉ 12 - 14 Kim Mã - Hà Nội

Cá ngừ có độc không?

Người viết:
11 tháng 07, 2023 - 375 Thích

Cá ngừ là một trong những loại cá biểu phổ biến và thân quen, cá ngừ là loại cá giàu chất dinh dưỡng và hương bị cũng rất hấp dẫn. Tuy nhiên cá ngừ cũng là một trong những loại hải sản dễ gây ngộ độc, vì vậy mà nhiều người băn khoăn, thắc mắc là cá ngừ có độc không? Nguyên nhân và cơ chế gây ngộ độc là gì? Cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tìm hiểu và theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.

Cá ngừ có độc không

CÁ NGỪ CÓ ĐỘC KHÔNG?

Cá ngừ là một trong những loại cá biểu phổ biến tại Việt Nam, hàm lượng chất dinh dưỡng đa dạng, dồi dào và mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau đối với cơ thể.

Tuy nhiên thực tế lại có rất nhiều những trường hợp bị ngộ độc khi ăn cá ngừ. Vậy thì cá ngừ có độc không? Câu trả lời là Không, thực chất cá ngừ là loại cá không có độc, nhưng làm lượng thuỷ ngân của cá ngừ khá cao và có thể sẽ không phù hợp với một số đối tượng. Tuy nhiên cá ngừ vẫn là loại cá an toàn và không có độc.

Cá ngừ không có độc, vậy nguyên nhân gây ngộ độc khi ăn cá ngừa đến từ đâu, vì sao lại có nhiều vụ ngộ độc tập thể sau khi ăn thịt cá ngừ? Tuy thực tế là cá ngừ không có độc, nhưng trong thành phần của cá ngừ có chứa lượng lớn Histidine tự do. Khi có ngừ còn sống, thì những vi khuẩn tạo ra men Decarboxylase chuyển hóa Histamine ở mang, ruột cá sẽ gần như không hoạt động và sẽ không gây hại.

Tuy nhiên, khi cá ngừa không được bảo quản đúng cách, ươn hoặc để lâu ngày… Thì cá ngừ bắt đầu mất đi cơ chế bảo vệ ban đầu, những loại vi khuẩn gây hại sẽ bất đầu sinh sôi và hoạt động. Vì vậy tình trạng ngộ độc cá ngừ thường sẽ gặp phải khi người sử dụng ăn phải cá ngừ ươn, dập nát, hư hỏng do điều kiện bảo quản không đảm bảo, hoặc bảo quản sai cách dễ đến người sử dụng bị ngộ độc, và đây là ngộ độc thực phẩm không phải ngộ độc do độc cá ngừ, cá ngừ hoàn toàn không có độc.

Nói thêm về Histidine, thì đây chất có khả năng gây dị ứng rất cao, rất mạnh với cơ thể người. Khi cơ thể tiếp nhận Histidine có thể sẽ xuất hiện những biểu hiện dị ứng từ nhẹ đến nguy hiểm như: phù nề, nhức đầu, nôn mửa, ngứa mẩn  đỏ ngoài da, tiêu chảy, choáng váng, tim đập nhanh, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Ở cá ngừ thì quá trình hình thành Histidine diễn ra rất nhanh, đồng thời Histidine có thể tồn tại ở cả nhiệt độ bảo quản thấp, kể cả là nấu chín, nướn chín hoặc ngay cả kỹ thuật thanh trùng ở thực phẩm cá ngừ đóng hộp cũng không thể loại bỏ được Histidine và gây ngộ độc khi sử dụng.

MỘT SỐ DẤU HIỆU NGỘ ĐỘC KHI ĂN CÁ NGỪ

Ngộ độc cá ngừ sẽ bất đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường, dị ứng đâu tiên sau khi ăn cá khoảng 20-30 phút. Một số những biểu hiện dị ứng khi ăn cá ngừ có thể cuất hiện như:

  • Chóng mặt, đỏ bừng mặt, nhức đầu
  • Khô miệng, nóng rát họng và khát nước
  • Buồn nô, nôn mửa
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Mẩn đỏ
  • Tim đập nhanh…

Ngứa, phát ban đỏ là những dấu hiệu thường thấy ở những trường hợp dị ứng, đặc biệt là dị ứng với hải sản. Tình trạng mẩn đỏ khi ngộ độc cá ngừ thường khá giống với vùng da khi bị cháy nắng, ban đầu chúng có thể xuất hiện tại những vị trí như: vùng ngực, vai, gáy, cổ, cánh tay, mặt… Trong một số những trường hợp ngộ độc nặng hơn, có thể xuất hiện tình trạng khó thở, co thắt phế quản, suy hô hấp và hạ huyết áp nhanh…

BỊ NGỘ ĐỘC CÁ NGỪ CẦN XỬ LÝ VÀ SƠ CỨU NHƯ THẾ NÀO?

Thông thường, phần lớn những trường hợp ngộ độc cá ngừ sẽ ở mức độ nhẹ như: mẩn ngứa, đau đầu… Một số trường hợp nặng sẽ dẫn đến nôi ói, tiêu chảy dẫn đến mất nước và hạ huyết áp nhanh chóng.

Sau khi ăn cá ngừ xong, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ ngộ độc cá ngừ, thì người bệnh cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chăm sóc y tế và đặc biệt là điều trị bằng thuốc kháng Histidine. Sau khi điều trị kịp thời, nhanh chóng thì người bệnh sẽ khỏi bệnh trong thời gian sớm nhất là khoảng 2-3 ngày.

Có thể phòng ngừa ngộ độc cá ngừ bằng các biện pháp sau:

  • Khi mua cá: Chọn con còn tươi để hạn chế tối đa lượng histamin. Không ăn cá ngừ ươn.
  • Nên mua cá ngừ ở siêu thị, nơi cá được bảo quản tốt, không hôi ươn và biến chất
  • Nếu mua cá ngoài chợ cần chọn những nơi bán có phương tiện bảo quản lạnh (nhiệt độ dưới 4,4°C) hoặc bảo quản bằng đá cục (đá phủ kín lên cá), chọn cá được ướp muối, khoanh cá khi cắt ra còn máu tươi
  • Đối với người bệnh có sẵn cơ địa dị ứng với những loại thực phẩm này thì tuyệt đối không nên ăn cá ngừ vì những lần dị ứng sau có thể nặng hơn so với lần đầu.
  • Trong thịt cá ngừ có chứa histamin và enzyme. Để loại bỏ những chất này, khi chế biến cần chẻ đôi con cá theo đường xương, sau đó cắt khúc khoảng 10cm.

MỘT SỐ MÓN ĂN HẤP DẪN TỪ THỊT CÁ NGỪ

MỘT SỐ MÓN ĂN HẤP DẪN TỪ THỊT CÁ NGỪ

  • Cá ngừ hấp

     Nguyên liệu cần chuẩn bị

+ Cá ngừ tươi ( cá ngừ đông lạnh): 500 gram

+ Hành tươi: 5 nhánh

+ Gừng: 1 củ

+ Tỏi khô: 1-2 củ

+ Chanh tươi: 1 quả

+ Gia vị: Muối, tiêu xay, nước mắm, đường, dầu hào

Cách chế biến cá ngừ hấp

Bước 1: sơ chế các nguyên liệu

Cá ngừ tươi sống, sau khi mua về bạn bỏ vây cá, mang cá và nội tạng cá đi. Tiếp theo là ngâm cá với nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch và cắt thành các khúc vừa ăn.

Hành tươi nhặt và rửa sạch, để riêng sang 1 bên. Gừng tươi bạn cạo vỏ và rửa sạch, thái sợi. Tỏi bóc vỏ và băm nhuyễn. Chanh tươi vắt lấy nước cốt và gạn bỏ hạt ra ngoài.

Bước 2: Ướp cá

Cá ngừ sau khi được sơ chế xong thì tiến hành ướp cá với mắm, muối, bột ngọt, dầu hào, tỏi băm, hạt tiêu. Ướp khoảng 10-15 phút để thịt cá thấm gia vị.

Bước 3: Hấp cá

Cá sau khi ướp thì cho bào bát hoặc đĩa và mang đi hấp cách thuỷ, hấp khoảng 10-15 phút, sau đó lấy cá ra và đổ bỏ hết phần nước cá đi, tiếp theo cho hỗn hợp nước sốt gồm: đường, nước mắm, tiêu rưới lên cá và tiếp tục hấp lần 2 khoảng 10 phút.

Cuối cùng cho gừng thái sợi và hành lá cắt khúc vào, hấp thêm 5 phút để cá chín thơm là món ăn đã được hoàn thành rồi nhé.

  • Salad cá ngừ

Nguyên liệu cần chuẩn bị

+ Trứng gà: 2 trứng

+ Cá ngừ ngâm dầu (cá ngừ đóng hộp): 7 – 8 muỗng canh

+ Dưa leo: 1 trái vừa

+ Củ hành tây: ½ củ

+ Cà chua: 1 trái vừa hoặc 5 trái cà chua bi

+ Chanh: ½ trái

+ Olive xanh hoặc đen: 5 – 6 trái (có thể bỏ qua nếu không có)

+ Xà lách: 1 – 2 cây

+ Mật ong: 1 muỗng caphe

+ Mù tạt: 1 muỗng caphe

+ Mayonnaise: 1.5 muỗng canh

+ Dầu olive: ¼ chén cơm

+ Giấm ăn: ¼ chén cơm

Cách chế biến salad cá ngừ

Bước 1: sơ chế các nguyên liệu

Trứng gà bạn luộc chín, để nguội và bóc vỏ, thái hình múi cau hoặc thái lát. Cá ngừ đóng hộp, cho ra ray để ráo nước và dằm nhỏ sau đó để riêng ra một chiếc đĩa nhỏ. Hành tây thì lột vỏ, rửa sạch và thái thánh lát mỏng, cảng mỏng thì hành sẽ bắt hăng hơn. Cà chua rửa sạch, cắt đôi hoặc cắt hình múi cau. Dưa chuột để cả vỏ và cắt thành khoang tròn. Xà lách rửa sạch, để ráo và thái khúc vừa ăn. Quả Olive thì bỏ hạt và cắt nhỏ.

Bước 2: Làm nước sốt

Chuẩn bị một chiếc bát cho các nguyên liệu: dầu olive, giấm táo, mật ong, mù tạt, muối ăn, tiêu xay và khuấy đều.

Bước 3: Trộn salad

Cho hết những nguyên liệu, rau củ vào một chiếc tô lớn, thêm phần nước sốt vào và trộn đều, tiếp theo là thêm cá ngừ vào trộn nhẹ tay. Sau đó cho salad ra đĩa và thêm trứng nên trên, như vậy là món ăn đã hoàn thành rồi.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về cá ngừ, hy vọng qua những nội dung chia sẻ này, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về cá ngừ, và có thể tìm được câu trả lời cho băn khoăn: cá ngừ có độc không? Nếu bạn có thêm câu hỏi hay băn khoăn cần được giải đáp, hãy để lại câu hỏi tại đây hoặc liên hệ đến hotline: 02438.255.599 – 0836.633.399 được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Tác giả

Đinh Thị Quỳnh Huế

Ngành nghề

Chuyên khoa I chuyên ngành Sản Phụ Khoa

Sở trường chuyên môn
  • + Thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý cổ tử cung, tử cung, vòi trứng,…
  • + Tư vấn và hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh,…
  • + Tư vấn và hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • + Tư vấn kế hoạch hóa gia đình, tư vấn tiền sản, tư vấn phòng tránh thai, phá thai ngoài mong muốn.
  • + Theo dõi, chăm sóc thai nghén.
Chức vụ bằng cấp
  • + Tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội.
  • + Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “Bà mẹ – kế hoạch hóa gia đình, phá thai ngoài mong muốn”.
  • + Trưởng khoa nam học – vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tỉnh.
  • + Hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành y
chân trang
Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Trang chủ Tư vấn Gọi điện Danh mục