phòng khám đa khoa y học quốc tế
hotline 0836 633 399 Địa chỉ 12 - 14 Kim Mã - Hà Nội

Cá ngừ có tác dụng gì tốt không?

Người viết:
11 tháng 07, 2023 - 338 Thích

Cá ngừ là một loại cá có phần thịt nạc, ít xương và có hương vị thơm ngon, đậm đà. Do đó, nó thường được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như: Sashimi, sushi, salad cá ngừ, cá ngừ kho thơm, cá ngừ chiên,…Không chỉ là một nguyên liệu thơm ngon, cá ngừ còn rất giàu chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy cá ngừ có tác dụng gì tốt không? Cần lưu ý những gì khi chế biến cá ngừ ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về vấn đề này!

CÁC DƯỠNG CHẤT CÓ TRONG CÁ NGỪ

Cá ngừ là một loại cá biển thuộc họ cá thu ngừ, thường được đánh bắt nhiều ở vùng biển Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,… Đây là một trong những loại cá biển mang lại giá trị kinh tế lớn cho ngư dân tại Việt Nam.

Phần thịt cá ngừ khá nạc, đậm vị, ít xương, có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon khác nhau như: Cá ngừ nướng, cá ngừ áp chảo, cá ngừ chiên, cá ngừ kho thơm, salad cá ngừ,….

Không chỉ là một loại nguyên liệu thơm ngon, hấp dẫn, cá ngừ còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như:

  • Về chất béo: Trong cá ngừ có chứa nhiều axit béo Omega – 3, rất tốt cho hệ tim mạch và não bộ.
  • Về chất đạm: Cá ngừ là loại thực phẩm rất giàu protein. Trong một hộp cá ngừ có chứa đến 42 gam protein hoàn chỉnh và nhiều axit amin thiết yếu.
  • Về vitamin và các khoáng chất: Trong thịt cá ngừ có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu ( như: Vitamin B, D, canxi, phot – pho, kali, sắt, kẽm, selen và choline).

Cá ngừ có tác dụng gì tốt không

CÁ NGỪ CÓ TÁC DỤNG GÌ TỐT KHÔNG?

Với nguồn dinh dưỡng dồi dào và đa dạng, việc ăn cá ngừ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Thịt cá ngừ có hàm lượng chất béo và calo thấp, rất phù hợp với những người đang muốn giảm cân, giữ dáng. Ngoài ra, hàm lượng protein dồi dào có trong thịt cá ngừ có thể tăng cường khối lượng cơ bắp trong cơ thể, giúp các bạn sở hữu một vóc dáng săn chắc, khỏe mạnh.

  • Bảo vệ gan

Gan có chức năng lọc và đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Cá ngừ với các thành phần như DHA, EPA sẽ giúp cải thiện sức khỏe của gan, làm giảm lượng chất béo trung tính trong máu. Từ đó, phòng ngừa các bệnh lý tại gan.

  • Giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu

Thiếu máu, thiếu sắt sẽ khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi, chóng mặt và suy nhược. Trong cá ngừ có chứa các dưỡng chất như: Axit folic, sắt, vitamin B12, sẽ giúp hỗ trợ quá trình hình thành các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.

  • Tăng cường sức khỏe tim mạch

Thành phần axit béo omega 3 trong cá ngừ sẽ giúp làm giảm chất béo trung tính và cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Một số nghiên cứu đã cho thấy: Việc bổ sung cá ngừ vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch và đột quỵ.

  • Ngăn ngừa nguy cơ bị sa sút trí tuệ

Thành phần axit béo Omega 3, 6 có trong cá ngừ có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.

  • Ngăn ngừa các vấn đề về mắt

Thành phần axit béo Omega – 3 trong cá ngừ sẽ giúp cải thiện thị lực, duy trì đôi mắt sáng khỏe, ngăn ngừa các bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN CÁ NGỪ

Cá ngừ mặc dù có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây khi ăn loại cá này để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn:

  • Khi mua cá ngừ thì nên chọn cá tươi, ngon để giúp đảm bảo hương vị của món ăn. Chọn những con cá chắc, mắt lấp lánh và trong veo, mang đỏ và khi cắt ra thì thấy máu còn tươi.
  • Không nên mua cá ngừ đã bị ươn, đã chết từ lâu bởi trong cá ngừ ươn có chứa chất Histidine, có khả năng gây ngộ độc. Tốt nhất là các bạn nên mua cá ngừ ở những nơi uy tín, có điều kiện bảo quản tốt như: Siêu thị, cửa hàng thực phẩm tươi sống,…
  • Nấu chín kỹ cá ngừ ở nhiệt độ cao trong thời gian đủ lâu trước khi ăn để làm giảm nguy cơ bị dị ứng cũng như giúp tiêu diệt các vi khuẩn, ký sinh trùng trong thịt cá ngừ sống.
  • Với những người hay bị dị ứng hải sản thì không nên ăn cá ngừ.
  • Đối với những trẻ nhỏ từ 7 – 8 tháng tuổi, các mẹ nên cho trẻ ăn thử cá ngừ với một lượng nhỏ rồi theo dõi xem trẻ có các biểu hiện dị ứng như: Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ,…hay không. Nếu thấy có dấu hiệu dị ứng thì cha mẹ không nên cho trẻ ăn cá ngừ hay các loại cá biển khác nữa.

CÁCH CHẾ BIẾN MÓN ĂN TỪ CÁ NGỪ THƠM NGON, DỄ LÀM

Chỉ với một vài bước đơn giản dưới đây, các bạn sẽ có ngay một tô bún cá ngừ thơm ngon, bổ dưỡng.

Các nguyên liệu làm món bún cá ngừ:

Cá ngừ: 500 gram

Cà chua: 2 quả

Dứa: 1/4 quả

Nghệ: 1 củ

Hành tím: 4 củ

Sả: 4 cây

Hành lá: 2 nhánh

Ngò: 1 ít

Nước mắm: 3 muỗng canh

Dầu ăn: 5 muỗng canh

Dầu điều: 1 muỗng cà phê

Gia vị thông dụng: Muối/ đường/hạt nêm/bột ngọt/ hạt tiêu xay

CÁCH CHẾ BIẾN MÓN ĂN TỪ CÁ NGỪ THƠM NGON

Cách chế biến:

  • Sơ chế các nguyên liệu

Cà chua rửa sạch rồi bổ múi cau. Dứa đem rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Hành ngò các bạn cắt nhỏ, sả thì đập dập và cắt khúc, hành củ đập dập cắt nhỏ. Nghệ gọt vỏ, đập dập rồi thái nhỏ.

  • Ướp thịt cá ngừ

Bạn ướp thịt cá ngừ cùng với 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu xay, 1 muỗng canh nước mắm, một vài lát ớt cắt nhỏ và nghệ cắt nhỏ.

Tiếp theo, các bạn đeo bao tay nilon rồi thoa đều gia vị lên trên cá. Sau đó, các bạn ướp cá trong khoảng 20 phút.

  • Chiên cá ng

Đặt chảo lên bếp, rồi cho 3 muỗng canh dầu ăn vào chảo. Khi dầu nóng thì các bạn cho cá ngừ vào chiên ở lửa nhỏ. Chú ý lật 2 bên mặt cá để cá được chín đều.

  • Xào các nguyên liệu phụ

Bạn cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo. Khi dầu nóng thì các bạn cho hành băm, sả đập dập, nghệ vào phi thơm. Tiếp theo, các bạn cho cà chua, dứa và 1 muỗng cà phê dầu điều vào, rồi đảo đều tất cả các nguyên liệu trong khoảng 5 phút ở mức lửa vừa.

  • Nấu nước dùng

Đặt nồi lên bếp, đổ vào khoảng 1.5 lít nước. Khi nước gần sôi thì các bạn cho tất cả các nguyên liệu phụ đã xào vào nồi, sau đó nấu trên lửa lớn cho đến khi nước sôi thì cho cá vào.

Tiếp theo, các bạn nêm 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê muối vào nồi nước dùng. Tiếp tục nấu thêm khoảng 5 phút nữa ở lửa vừa rồi tắt bếp.

Thành phẩm:

Các bạn xếp bún vào bát rồi thêm cá và nước dùng thì đã có ngay một món bún cá ngừ thơm ngon hấp dẫn. Khi ăn, các bạn sẽ cảm nhận được vị chua chua ngọt ngọt của nước dùng hòa quyện cùng với những miếng cá mềm ngọt vô cùng hấp dẫn.

Trên đây là thông tin chia sẻ về vấn đề: Ăn cá ngừ có tác dụng gì tốt không? Mọi băn khoăn về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng liên hệ qua Hotline: 02438.255.599 – 0836.663.399 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Tác giả

Nguyễn Thị Luyện

Ngành nghề

Chuyên khoa cấp II Chuyên ngành Sản phụ khoa

Sở trường chuyên môn
  • + Khám chữa bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo – âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng.
  • + Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh…
  • + Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • + Thủ thuật về kế hoạch hoá gia đình (đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi).
  • + Tư vấn và điều trị các bệnh xã hội như: sùi mào gà, lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục…
Chức vụ bằng cấp
  • + Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội
  • + Công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, từng giữ chức trưởng khoa của bệnh viện.
  • + Công tác tại Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm, phòng khám Sản phụ khoa – Nam khoa chất lượng cao 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
  • + Năm 2016 bác sĩ có đề tài nghiên cứu khoa học trong Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp toàn quốc.
  • + Bác sĩ đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa
chân trang
Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Trang chủ Tư vấn Gọi điện Danh mục