Ưu đãi phòng khám
Có bầu bao lâu thì thai vào tử cung?
Có bầu bao lâu thì thai vào tử cung? Khi mang thai, có rất nhiều dấu mốc mẹ cần chú ý, tiêu biểu như: thời điểm chậm kinh, thử thai 2 vạch, có tim thai và đặt biệt là thời điểm thai nhi vào tử cung làm tổ an toàn. Mẹ hãy quan sát những dấu hiệu cơ thể, nhận biết tình trạng bình thường hay bất thường, từ đó chủ động hơn trong kế hoạch khám và theo dõi thai định kỳ.
Nội dung bài viết được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Nguyễn Thị Luyện- CKII- Sản phụ khoa hơn 20 năm kinh nghiệm, từng có thời gian dài công tác tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, hiện nay bác sĩ đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.
Có bầu bao lâu thai vào tử cung?
Khi nang noãn ở cơ thể người phụ nữ đạt đến kích thước trưởng thành từ 18mm đến 22mm trở lên, khi kết hợp với tinh trùng sẽ thụ thai thành công. Thực tế cho thấy rằng, thời gian phôi thai làm tổ trong buồng tử cung ở mỗi người phụ nữ có sự chênh lệch nhau. Theo đó, sau khi thụ tinh, trứng thường sẽ ở lại trong đoạn bóng của vòi tử cung trong thời gian khoảng 2 ngày. Thời gian này chúng sẽ tiếp tục hoạt động phân bào, đến khoảng giai đoạn từ 2 đến 8 tế bào ở giai đoạn phôi dâu và tăng về thể tích.
Lúc này, cơ thể người phụ nữ bắt đầu có sự thay đổi, nồng độ progesterone ở tử cung buồng trứng tăng cao làm giãn cơ vòi tử cung. Thời điểm phôi thai nhanh chóng vượt quá vòi trứng, đi qua eo tử cung đến tử cung trong khoảng 10-12h đồng hồ.
Sau khi thời điểm này kết thúc, thai sẽ vào tử cung làm tổ tử khoảng 4 ngày sau khi thụ tinh. Trung bình, quá trình túi thai ổn định trong buồng tử cung làm tổ khoảng 9 ngày.
Đấy là theo lý thuyết y học, thực chất thời điểm sau quan hệ đã có thể thụ thai và thai sẽ dần vào tử cung. Nhưng trong thực tế, khi mang thai, phải đến khi trễ kinh mẹ mới có thể phát hiện mình có thai hay chưa.
Nếu xét theo ngày kinh nguyệt, chuyên gia cho biết thông thường sau khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai, chị em thấy chậm kinh khoảng 5-7 ngày thai sẽ vào tử cung làm tổ.
Trường hợp biết mình có thai hay chưa sớm nhất cần phải dựa vào xét nghiệm máu, đo nồng độ HCG trong cơ thể mẹ. Đối với người phụ nữ bình thường và không mang thai thì nồng độ hCG dưới 5 mIU/mL được coi là âm tính. Đối với phụ nữ mang thai thì nồng độ này đạt trên 25 mIU/mL. Nếu nồng độ HCG ở trong khoảng 6 – 24 mIU/mL thì cần được kiểm tra và theo dõi nồng độ HCG thường xuyên, có thể từng ngày để xác định beta có tăng lên hay không và xác định có thai hoặc không.
Nếu muốn xác định thai vào tử cung sớm bằng cách xét nghiệm máu, khi nồng độ hCG trên 1500 mIU/mL- lúc này siêu âm có thể đã thấy thai nằm trong buồng tử cung.
Một số dấu hiệu nhận biết thai vào tử cung
Khi mang thai, cơ thể mẹ khá nhạy cảm, nếu như chú ý hơn, mẹ có thể nhận biết thai đã vào tử cung hay chưa bằng các dấu hiệu dưới đây:
Ra dịch âm đạo nâu hoặc hồng nhạt:
Đây là dấu hiệu máu báo thai, giải thích hiện tượng này bởi trứng khi đã thụ tinh, trên đường di chuyển về tử cung làm tổ sẽ dẫn tới hiện tượng chảy máu- dấu hiệu báo thai sớm. Thông thường, máu báo thai sẽ xuất hiện một vài ngày với lượng rất ít, thường chỉ một vài giọt máu nâu hoặc hồng nhạt, không kèm theo dấu hiệu nào khác thì các mẹ không cần quá lo lắng.
Tình trạng thân nhiệt người mẹ tăng lên
Thời điểm đầu mang thai, mẹ thường có dấu hiệu thân nhiệt tăng nhẹ khoảng 0,5 độ C. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này thường do nội tiết tố của người mẹ thay đổi khiến thân nhiệt tăng lên suốt thai kỳ. Lúc này, mẹ nên uống nhiều nước giúp giảm thân nhiệt.
Hai bầu ngực căng cứng
Sau khi trứng đã thụ tinh và làm tổ trong buồng tử cung, nội tiết tố thai kỳ sẽ tăng lên, kích thích ống tuyến vú phát triển chuẩn bị cho việc tiết sữa mẹ sau này. Vì thế, nếu như thấy hai bầu ngực sưng căng có thể là dấu hiệu có thai, thai di chuyển vào tử cung làm tổ.
Biểu hiện chuột rút vùng bụng
Khi thai vào tử cung làm tổ, có một số mẹ bầu thấy xuất hiện các cơn co thắt xảy ra ở vùng bụng dưới và lưng dưới. Thông thường, những cơn đau này sẽ kéo dài vài ngày không nghiêm trọng. Nếu chuột rút vùng bụng kéo dài kèm theo đau bụng khó chịu thì chị em nên sớm thăm khám.
Táo bón, đầy hơi
Khi thai nhi phát triển lớn lên từng ngày sẽ dẫn tới những áp lực lên vùng xương chậu và bàng quang dẫn tới hệ tiêu hóa có dấu hiệu mềm. Điều này có thể dẫn tới những ảnh hưởng lên quá trình tiêu hóa dẫn tới hiện tượng táo bón, đầy hơi thường gặp.
Tiểu tiện nhiều lần
Thực tế, nhiều mẹ bầu cảm thấy mình đi tiểu nhiều lần hơn so với trước. Triệu chứng này cũng điển hình khi thai nhi vào buồng tử cung làm tổ. Nguyên nhân bởi khi mang thai cơ thể mẹ đang chuẩn bị nhường vị trí cho em bé nên máu cung cấp cho khung xương chậu tăng lên, điều này kéo theo những áp lực lên vùng bàng quang, kích thích tiểu tiện nhiều lần.
Thèm ăn hoặc chán ăn
Khi mới mang thai, thường thì khi thai vào tử cung làm tổ, mẹ sẽ bắt đầu có dấu hiệu ốm nghén, biểu hiện với tình trạng thèm ăn một số món mà thông thường mẹ bầu không ưa thích, thậm chí chán ghét khó chịu với mùi thức ăn quen thuộc….
Nếu thai không vào tử cung, có nguy hiểm không?
Thông thường, trứng sau khi được thụ tinh sẽ phát triển và di chuyển làm tổ trong buồng tử cung người mẹ và phát triển cho tới khi chào đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chị em mang thai với tỷ lệ 20% ca mang thai, trứng đã thụ tinh không làm tổ trong buồng tử cung mà phát triển ở vòi trứng (chiếm tới 95%) hoặc ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng.
Tất cả các môi trường khác ngoài buồng tử cung người mẹ đều không đủ điều kiện, không gian và chức năng để thai nhi tồn tại và phát triển bình thường, do đó việc sảy thai, chảy máu âm đạo, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thai ngoài tử cung. Có thể do mẹ mắc bệnh phụ khoa, bị viêm phần phụ vòi trứng chít hẹp hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, chlamydia,..) không điều trị kịp thời dễ dẫn đến mang thai ngoài tử cung. Ngoài ra, có những trường hợp chửa ngoài tử cung không rõ nguyên nhân cũng thường gặp.
Thông thường thai ngoài tử cung được phát hiện trong tuần thứ 5 đến tuần thứ 10. Phần lớn người mẹ sẽ nhận thấy những dấu hiệu sau 2 tuần trễ kinh dưới đây:
- Chảy máu âm đạo bất thường: khi chị em chậm kinh, thử thai hai vạch, siêu âm thai chưa vào tổ và có dấu hiệu chảy máu âm đạo sẫm màu, loãng hơn máu kinh có thể do mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này cần chẩn đoán phân biệt với dọa sảy thai hoặc sảy thai.
- Xuất hiện cơn đau bụng dữ dội hoặc chỉ thấy đau bụng dưới khó chịu. Đau bụng thường kèm theo đau lưng dưới, đau vùng xương chậu nghiêm trọng, cơn đau kéo dài….đây là biểu hiện điển hình khi mang thai ngoài tử cung.
- Một số biểu hiện kèm theo: cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, kiệt sức, đau đầu, chuột rút…đây cũng có thể là biểu hiện có thai ngoài tử cung sớm nhất.
- Khi siêu âm thai chưa vào tổ, thực hiện xét nghiệm máu, nồng độ HCG trên 1500 có thể chẩn đoán thai ngoài tử cung.
Nhấp chuột TẠI ĐÂY để được tư vấn thêm!.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, để xử lý thai ngoài tử cung, thường bác sĩ sẽ chỉ định định can thiệp ngoại khoa, mổ nội soi hoặc mổ mở với những trường hợp thai vỡ, chảy máu vào ổ bụng nguy hiểm tới tính mạng người mẹ. Việc điều trị cần được tiến hành sớm, nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường sau mổ chửa ngoài tử cung, mẹ cần theo dõi sức khỏe sát sao, sau 3-6 tháng mới nên mang thai trở lại.
Làm sao để thai vào tử cung an toàn?
Thực ra, mẹ bầu khó có thể can thiệp để thai vào tổ an toàn. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tâm trạng và sức khỏe thật tốt sẽ giảm tối đa nguy cơ thai ngoài, cụ thể như sau:
– Chú ý chế độ ăn uống đầy đủ, lành mạnh để có thể hỗ trợ giúp niêm mạc tử cung thêm khỏe mạnh, tăng cường máu lưu thông tốt. Bên cạnh đó, những loại thức ăn có thể hỗ trợ tăng nhiệt độ cơ thể cũng được khuyến khích giúp tử cung ấm là môi trường lý tưởng cho thai làm tổ trong buồng tử cung.
– Tâm trạng thoải mái là vô cùng quan trọng đến với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong thời kỳ đầu mang thai nhạy cảm. Mẹ hãy luôn luôn giữ tâm trạng thật thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng. Bởi, nếu mẹ càng lo lắng sẽ tiết nhiều hormon ngăn cản quá trình phôi thai di chuyển vào tử cung.
– Hãy thư giãn, nghe nhạc, xem phim, tránh xem phim tâm lý tình cảm gây xúc động mạnh, khuyến khích mẹ nên đi bộ, tập yoga nhẹ nhàng.
– Nghỉ ngơi, ngủ sớm trước 10h tối mỗi ngày, sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc nặng khi mang thai cũng có thể giúp thai vào tử cung thuận lợi nhất.
– Theo dõi sát sao sự thay đổi trong cơ thể, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
Đặc biệt, dù thai đã vào tử cung, xuyên suốt quá trình mang thai mẹ bầu vẫn cần chú ý đến thăm khám sức khỏe, thực hiện siêu âm thai thường xuyên, định kỳ, sàng lọc dị tật trước khi sinh để theo dõi sức khỏe của bé tốt hơn.
Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được có bầu bao lâu thì thai vào tử cung làm tổ. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề này hay quan tâm đến thăm khám và siêu âm thai định kỳ, có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi tới số máy (024) 38255599 – 083.66.33.399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Nguyễn Thị Luyện
Ngành nghềChuyên khoa cấp II Chuyên ngành Sản phụ khoa
- + Khám chữa bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo – âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng.
- + Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh…
- + Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
- + Thủ thuật về kế hoạch hoá gia đình (đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi).
- + Tư vấn và điều trị các bệnh xã hội như: sùi mào gà, lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục…
- + Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội
- + Công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, từng giữ chức trưởng khoa của bệnh viện.
- + Công tác tại Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm, phòng khám Sản phụ khoa – Nam khoa chất lượng cao 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
- + Năm 2016 bác sĩ có đề tài nghiên cứu khoa học trong Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp toàn quốc.
- + Bác sĩ đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa