Ưu đãi phòng khám
Có kinh nguyệt có đi bơi được không?
Bơi lội là một bộ môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, khi đến kỳ nguyệt san, có rất nhiều chị em phụ nữ cảm thấy lo lắng, e dè với việc bơi lội bởi điều này có thể gây mất vệ sinh và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy phụ nữ đang có kinh nguyệt có đi bơi được không? Cần lưu ý những gì khi đi bơi trong kỳ “đèn đỏ”? Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, các bạn hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây.
CÓ KINH NGUYỆT CÓ ĐI BƠI ĐƯỢC KHÔNG?
Bơi lội được đánh giá là một trong những hình thức vận động cơ thể hoàn hảo nhất, không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện tâm trạng. Sau khi đi bơi, mọi người thường cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn bởi hoạt động thể chất này có thể kích thích cơ thể giải phóng hormone endorphin (hay còn gọi là hormone hạnh phúc) – loại hormone này có tác dụng làm giảm căng thẳng, lo lắng và tăng cảm giác hạnh phúc cho con người.
Tuy nhiên, đối với các chị em khi đang trong chu kỳ kinh, khi cơ thể đang rất nhạy cảm thì việc bơi lội vào lúc này liệu có gây ảnh hưởng gì không? Phụ nữ đang có kinh nguyệt có đi bơi được không? Giải đáp về vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa Đinh Thị Quỳnh Huế thuộc phòng khám Đa khoa Y Học Quốc tế cho biết: Trong những ngày có kinh, nếu lượng máu kinh ra ít thì các chị em có thể đi biển hoặc đi bơi. Tuy nhiên, các chị em cần phải chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ và sử dụng loại băng vệ sinh đặc biệt dạng ống (tampon) hoặc cốc nguyệt san.
Còn vào những ngày kinh nguyệt ra nhiều thì các chị em không nên đi bơi. Bởi trong kỳ “đèn đỏ”, cổ tử cung của nữ giới sẽ mở rộng để máu kinh được lưu thông ra bên ngoài. Khi đó, nếu các chị em đi bơi thì các loại mầm bệnh có trong nước sẽ có thể tấn công vào vùng kín và gây ra các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… Ngoài ra, việc đi bơi hoặc đi biển trong những ngày kinh nguyệt ra nhiều còn có thể gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến những người khác.
ĐI BƠI KHI ĐẾN NGÀY CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?
Các chị em cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây khi đi bơi trong chu kỳ kinh:
- Cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Để đảm bảo an toàn cho vùng kín, các chị em nên vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín ngay sau khi bơi hay tắm biển xong. Tuy nhiên, các chị em cần chú ý không được thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo để tránh gây tổn thương vùng kín, từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
- Sử dụng loại băng vệ sinh phù hợp
Các chị em phụ nữ khi đi bơi trong kỳ “đèn đỏ” không nên sử dụng loại băng vệ sinh thông thường. Bởi khi tiếp xúc với nước, loại băng vệ sinh này sẽ thường bị ướt sũng và không thể thấm hút được máu kinh. Thay thế vào đó, các chị em nên lựa chọn sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san để đảm bảo vệ sinh, hạn chế tối đa nguy cơ máu kinh có thể bị trào ra ngoài khi đang bơi.
+ Băng vệ sinh tampon: Đây là một loại băng vệ sinh có hình trụ nhỏ và có thể được đưa vào bên trong âm đạo để thấm hút máu kinh nguyệt. Chúng thường được làm từ sợi nhân tạo và sợi bông tổng hợp nên có khả năng thấm hút rất hiệu quả. Do đó, sản phẩm này thường được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên các chị em nên dùng khi đi bơi trong kỳ “đèn đỏ”.
+ Cốc nguyệt san: Cốc nguyệt san là một dụng cụ vệ sinh được đưa vào âm đạo để chứa đựng máu kinh. Khi sử dụng sản phẩm này, các chị em hoàn toản không phải lo lắng về việc máu kinh tràn ra bên ngoài. Do đó, nó là một sản phẩm phù hợp cho các chị em đang muốn đi bơi nhưng lại đang đến kỳ.
Một điều mà các chị em cần phải lưu ý khi sử dụng tampon là cần phải thay thường xuyên, khoảng 3 – 4 giờ/ lần để tránh nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. Còn nếu các chị em sử dụng cốc nguyệt san, thì sẽ phải thay sau 10 tiếng sử dụng.
- Sử dụng đồ bơi phù hợp
Các chị em nên lựa chọn các bộ đồ bơi được thiết kế riêng cho kỳ kinh nguyệt. Loại đồ bơi này sẽ có khả năng chống thấm nước, kháng khuẩn và khử mùi hôi, giúp các chị em cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi đi bơi trong ngày “đèn đỏ”.
Nếu các bạn mang tampon hay cốc nguyệt san đúng cách thì kinh nguyệt sẽ không thể “tràn” ra bên ngoài. Tuy nhiên, các chị em vẫn nên lựa chọn các bộ đồ bơi có màu tối như đen, xanh đậm, tím than để cảm thấy yên tâm hơn. Ngoài ra, các chị em cũng nên chú ý lựa chọn các loại đồ bơi có chất liệu dày dặn để tránh tình trạng dây tampon bị lộ ra ngoài.
- Các chị em có thể tắm nắng nếu cảm thấy không thoải mái khi bơi
Nếu các chị em cảm thấy khó chịu hay không khỏe trong người, thì có thể lựa chọn nằm thư giãn trên ghế và tận hưởng ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, các chị em cũng có thể tham gia giao lưu với mọi người bằng cách ngồi trên thành bể bơi và ngâm chân xuống nước.
NGÀY ĐÈN ĐỎ NÊN TRÁNH LÀM VIỆC GÌ?
Để kỳ “đèn đỏ” trôi qua một cách nhẹ nhàng và thoải mái nhất, các chị em cần phải nắm rõ những điều cấm kỵ không nên làm trong kỳ kinh nguyệt dưới đây:
- Tránh ăn các món ăn chua, cay, nóng trong kỳ “đèn đỏ”
Các món ăn chua, cay có thể kích thích vị giác của thực khách và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trong thời gian hành kinh, tốt nhất là các chị em nên tránh tiêu thụ các món ăn này. Bởi các món ăn chua sẽ kích thích dạ dày và tử cung tăng co thắt, từ đó khiến cho các chị em cảm thấy đau bụng và ra máu nhiều hơn.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine
Thành phần caffeine có trong trà xanh và cà phê sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch, kích thích không tốt lên não bộ, dẫn đến tình trạng đau bụng kinh dữ dội và rong kinh kéo dài. Ngoài ra, các loại đồ uống này còn làm trầm trọng thêm tình trạng lo lắng, phiền muộn và cáu gắt trong chu kỳ kinh. Ngoài ra, thành phần axit tannic có trong trà xanh sẽ có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ thiếu máu ở phụ nữ đang trong chu kỳ kinh.
- Tránh ăn các món ăn chiên rán, có chứa nhiều dầu mỡ trong kỳ “ đèn đỏ”
Các món ăn chiên rán, có chứa nhiều dầu mỡ là cũng là một “kiêng kỵ” của chị em khi đến tháng. Bởi việc tiêu thụ các món ăn này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nổi mụn trứng cá trong chu kỳ kinh. Ngoài ra, trong thời gian hành kinh, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra chậm hơn do sự suy giảm của nồng độ sắt trong cơ thể. Vào lúc này việc ăn các thực phẩm chiên rán sẽ dễ gây tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.
- Không nên tắm bồn trong chu kỳ kinh
Trong những ngày “đèn đỏ”, cổ tử cung của nữ giới sẽ mở rộng hơn mức bình thường để đẩy máu kinh thoát ra bên ngoài. Do đó, việc tắm bồn hoặc ngâm mình quá lâu trong nước vào lúc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh dễ dàng xâm nhập và tấn công vùng kín, gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra, việc làm này còn có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Tránh làm việc quá sức
Trong những ngày “đèn đỏ”, các chị em nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá nặng nhọc. Bởi trong chu kỳ kinh, nếu các chị em làm việc quá nặng nhọc, với cường độ quá cao thì sẽ khiến cơ thể bị mất sức và mệt mỏi hơn rất nhiều so với bình thường. Ngoài ra, việc lao động nặng nhọc trong những ngày này sẽ khiến các chị em cảm thấy đau bụng dữ dội, máu kinh ra nhiều hơn.
- Tránh vận động mạnh
Khi “nguyệt san” ghé thăm, các chị em nên tránh thực hiện những hoạt động thể chất mạnh như: nhảy cao, chạy, bóng đá, võ thuật, leo núi, đạp xe…bởi chúng sẽ có thể khiến các triệu chứng trong chu kỳ kinh trở nên trầm trọng hơn.
Trái lại, các chị em nên tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức như: tập yoga, đi bộ,… để giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, làm giảm tình trạng đau bụng kinh và đau đầu. Đồng thời, giúp các chị em cảm thấy vui vẻ và phấn chấn hơn, hạn chế tình trạng lo âu và phiền muộn trong chu kỳ kinh.
- Tránh mặc quần áo bó sát, chật chội
Các bộ trang phục bó sát, khoe đường cong cơ thể đang trở thành xu hướng thời trang thịnh hành hiện nay. Tuy nhiên, các loại trang phục này hoàn toàn không hề tốt cho phụ nữ trong những ngày “dâu”. Việc mặc các bộ quần áo bó sát sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu, khiến vùng kín bị bí hơi, ẩm ướt nên vi khuẩn có thể dễ dàng phát triển mạnh mẽ và gây bệnh.
Do đó, trong những ngày “đèn đỏ” thì các chị em nên chọn mặc những trang phục rộng rãi, thoải mái hay các loại đầm dáng suông để vùng kín luôn được thông thoáng.
- Nên tránh quan hệ tình dục trong kỳ “đèn đỏ”
Nhiều cặp đôi muốn tìm khoái cảm mới lạ nên đã quan hệ tình dục trong những ngày “đèn đỏ”. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo việc quan hệ tình dục lúc có kinh sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ đến sức khỏe. Trong chu kỳ kinh, niêm mạc âm đạo đang bị căng và phù nề, nếu thực hiện quan hệ tình dục thì sẽ có thể khiến chúng dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Ngoài ra, việc “yêu trong bể dâu” còn gây mất vệ sinh khi máu kinh vẫn đang chảy ra ngoài âm đạo và thấm vào ga giường.
NÊN XEM THÊM:
Mong rằng bài viết trên đây có thể giúp các chị em giải đáp thắc mắc có kinh nguyệt có đi bơi được không. Đồng thời, nắm rõ những điều cần lưu ý khi đi bơi trong ngày “đèn đỏ” để cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, các chị em hãy nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.663.399 để được các bác sĩ hỗ trợ, tư vấn và đặt lịch hẹn khám trước hoàn toàn miễn phí.
Đinh Thị Quỳnh Huế
Ngành nghềChuyên khoa I chuyên ngành Sản Phụ Khoa
- + Thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý cổ tử cung, tử cung, vòi trứng,…
- + Tư vấn và hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh,…
- + Tư vấn và hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
- + Tư vấn kế hoạch hóa gia đình, tư vấn tiền sản, tư vấn phòng tránh thai, phá thai ngoài mong muốn.
- + Theo dõi, chăm sóc thai nghén.
- + Tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội.
- + Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “Bà mẹ – kế hoạch hóa gia đình, phá thai ngoài mong muốn”.
- + Trưởng khoa nam học – vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tỉnh.
- + Hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành y