phòng khám đa khoa y học quốc tế
hotline 0836 633 399 Địa chỉ 12 - 14 Kim Mã - Hà Nội

f0 ăn ốc được không?

Người viết:
30 tháng 05, 2023 - 398 Thích

Khi không may trở thành F0-Covid 19, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi. Ngoài thuốc và các biện pháp điều trị bệnh ra thì ăn uống, chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết và quan trọng. Vậy thì F0 ăn gì và không nên ăn gì? F0 ăn ốc được không? Đây cũng là băn khoăn của rất nhiều người, cùng theo dõi để tìm hiểu nhé.

BỊ F0 ĂN ỐC ĐƯỢC KHÔNG

F0 ĂN ỐC ĐƯỢC KHÔNG?

Khi bị nhiễm covid và trở thành F0 rất nhiều người lo lắng và những tin đồn là F0 cần kiêng đồ ăn này đồ ăn kia. Dẫn đến tình trạng không dám ăn cái này không dám ăn cái kia và cuối cùng là không đủ chất, khiến cơ thể mệt mỏi, mất khả năng “chiến đấu” với bệnh tật.

F0 ăn ốc được không? Thực tế thì khi mắc covid 19, trở thành F0 thì không phải kiêng gì về việc ăn uống cả. Bởi vậy mà khi là F0 nếu bạn có thèm ăn ốc thì vẫn hoàn toàn có thể ăn được.

Nếu bạn muốn ăn gì thì có thể thoải mái ăn, bởi thông thường khi mắc covid 19, phần lớn người bệnh đều mắc phải tình trạng chán ăn, có thể là do cơ thể mệt mỏi, đau họng hoặc do mất vị giác nên không buồn ăn uống. Vì vậy nếu bạn đang băn khoăn F0 ăn ốc được không? Thì câu trả lời là hoàn toàn được, ngoài ra nếu có muốn ăn thêm món ăn nào thì bạn cũng hoàn toàn có thể ăn được như bình thường nhé.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân Covid, bệnh nhân F0 có bệnh nền thì cần tuân thủ những chỉ định của bác sĩ và kiêng những món ăn cần kiêng của những căn bệnh nền đó. Ngoài ra những người có hệ tiêu hoá kém cũng nên thận trọng và chú ý khi ăn ốc nhé, vì cơ thể đang suy yếu ăn ốc với những người này có thể gây tiêu chảy, mất nước hoặc nhiễm ký sinh trùng rất cao.

F0 NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH CHÓNG PHỤC HỒI

Người bệnh Covid nên ăn uống và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, nên ăn cân bằng các nhóm thực phẩm khác nhau bao gồm: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

  • Chế độ ăn uống cung cấp đủ đạm và chất béo

Đối với bệnh nhân F0 thì cần ăn uống đa dạng, cân băng tỷ kệ đạm động vật và đạm thực vật như: thịt, cá, hải sản, tôm, cua… với đậu, đỗ, nấm…

Đối với chất béo thì người bệnh nên ăn cả chất béo thực vật và động vật. Tuy nhiên đối với chất béo động vật nên chiếm dưới 60%.

Đối với thực phẩm đạm và chất béo nên được chế biến đa dạng, thay đổi nguyên liệu liên tục để tăng khẩu vị, kích thích ăn uống ngon miệng hơn.

  • Chế độ ăn uống tăng cường rau xanh và trái cây tươi

Phần lớn viatmin, chất xơ và khoáng chất đến từ rau củ xanh và trái cây tươi. Vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hoá có nhiệm vụ và tác dụng quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch, đề kháng, kháng viêm và chống nhiễm trùng.

Ngoài ra vitamin và chất xơ từ rau xanh, trái cây còn giúp cải thiện hệ tiêu hoá, hạn chế táo boá và ngăn ngừa cũng như hạn chế hấp thu và sản sinh cholesterol xấu gây hại đến huyết áp và tim mạch. Đặc biệt là các vitamin A, vitamin  C, vitamin  D, vitamin  E và các khoáng chất như sắt, kẽm, magie, kali…có trong rau xanh và trái cây tươi.

Đối với những bệnh nhân F0, nên tăng cường ăn những loại rau xanh, và trái cây có màu đậm, những loại trái cây có màu đỏ hoặc vàng bởi chúng thường chứa nhiều vitamin A và vitamin C, E.

  • Uống đủ nước

Bệnh nhân Covid 19, F0 thường rơi vào tình trạng từ sốt nhẹ đến sốt cao, nhiễm trùng, viêm phổi…vì vậy rất dễ bị mất nước, mất các chất điện giải như natri, kali… Bởi vậy mà việc bổ sung và uống đủ nước là rất cần thiết và quan trọng. Uống đủ nước sẽ giúi cơ thể nhanh chóng bổ sung chất lỏng, các chất điện giải nhanh chóng và đẩy mạnh hơn quá trình trao đổi và chuyển hoá các chất trong cơ thể và giúp bạn nhanh chóng phục hồi hơn.

Ngoài việc uống nước lọc, bạn hoàn toàn có thể uống nước canh hầm, nước ép trái cây hoặc những loại viên sủi bổ sung vitamin, khoáng chất đều được cả.

thực phẩm fo cần hạn chế

MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM MÀ F0 CẦN HẠN CHẾ

Dinh dưỡng đối với F0 là cần ăn uống cân bằng và đầy đủ các chất, không nên kiêng cữ trong ăn uống. Tuy nhiên cần tránh và lưu ý một số những điều như sau để đảm bảo an toàn và nhanh chóng phục hồi.

  • F0 có bệnh lý nền vẫn cần ăn kiêng

Đối với những F0 không bệnh lý nền thì bạn có ăn những món ăn khác nhau theo sở thích và nhu cầu dinh dưỡng. Tuy nhiên với những bệnh nhân F0 có những bệnh lý nền như: huyết áp, tiểu đường, tim mạch… thì khi mắc Covid 19 bạn vẫn cần chú ý và không ăn những thực phẩm nhất định theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Hạn chế thực phẩm chứa lượng Cholesterol cao

Đối với F0 trong thời gian điều trị bạn nên hạn chế những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, đặc biệt là không nên sử dụng nội tạng động vật, óc heo…

Nội tạng động vật không chỉ làm gia tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng mà còn có thể trờ thành tác nhân khiến bệnh chuyển biến nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm một các nhanh chóng.

  • Hạn chế muối, tránh ăn quá mặn

Đối với những người bình thường các chuyên gia cũng khuyến cao nên hạn chế và cắt giảm lượng muối, mắn trong ăn uống hàng ngày. Đặc biệt với bệnh nhân F0 thì việc hạn chế và cắt bỏ hoàn toàn muối sẽ tốt hơn cho việc phục hồi.

Ngoài ra người bệnh F0 cũng nên tránh những thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao từ đồ ăn đóng họp, đồ ăn chế biến sẵn, dưa cà muối…

  • Nói không với rượu, bia, đồ uống có cồn

Rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn và cả cà phê cũng là những thứ bạn nên tránh xa khi trở thành F0. Hơn nữa chúng cũng chưa bao giới là những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, mà còn gây ra rất nhiều những tác hại và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, phá huỷ hệ miễn dịch và làm suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

Vì vậy để cơ thể nhanh chóng phục hồi khi mắc Covid thì bạn nên tránh xa những chất này nhé.

Khi mắc Covid 19 và trở thành F0 để nhanh chóng phục hồi và hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ, thì ngoài một chế độ dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh ra thì người bệnh F0 cũng cần chú ý và thay đổi những thói quen hàng ngày. Loại bỏ những thói quen xấu và xây dựng cho mình những thói quan lành mạnh, sinh hoạt khoa học.

Hạn chế thức khuya, thường xuyên tham gia những hoạt động ngoài trời, rèn luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Chú ý đến vệ sinh thân thể, tắm rửa thay quần áo mỗi ngày. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ, điện thoại, ti vi trước khi đi ngủ ít nhất là 30 phút. Ngủ sớm, ngủ đủ 8 tiếng buổi đem và không thức khuya.

Hiện tại Covid 19 có thể được coi là cúm mùa. Tuy nhiên những ảnh hưởng của của Covid 19 vẫn rất khó lường và nguy hiểm. Khi trở thành F0 có thể sẽ chỉ xuất hiện những biểu hiện như sốt, ho, đau họng, mỏi cơ chân tay… có thể hoàn toàn điều trị tại nhà được. Nhưng không vì vậy mà bạn chủ quan với loại virus này, chúng có thể sinh ra những biến chứng mới trong thời gian ngắn, gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đối với sức khoẻ. Bởi vậy việc quan trọng và cần thiết hơn cả là tăng cường, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch của bản thân.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiều và nắm được những loại thực phẩm F0 nên ăn và những thức F0 nên tránh. Hy vọng qua những chia sẻ này bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích và giải đáp được băn khoăn: f0 ăn ốc được không?

Tác giả

Đinh Thị Quỳnh Huế

Ngành nghề

Chuyên khoa I chuyên ngành Sản Phụ Khoa

Sở trường chuyên môn
  • + Thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý cổ tử cung, tử cung, vòi trứng,…
  • + Tư vấn và hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh,…
  • + Tư vấn và hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • + Tư vấn kế hoạch hóa gia đình, tư vấn tiền sản, tư vấn phòng tránh thai, phá thai ngoài mong muốn.
  • + Theo dõi, chăm sóc thai nghén.
Chức vụ bằng cấp
  • + Tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội.
  • + Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “Bà mẹ – kế hoạch hóa gia đình, phá thai ngoài mong muốn”.
  • + Trưởng khoa nam học – vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tỉnh.
  • + Hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành y
chân trang
Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Trang chủ Tư vấn Gọi điện Danh mục