Ưu đãi phòng khám
Những sai lầm dẫn đến ăn cá ngừ bị ngứa
Cá ngừ là loại cá nước mặn có phần thịt săn chắc, đậm vị, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Không chỉ thế, đây còn là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều người do không biết cách chế biến cá ngừ đúng cách nên đã gặp phải một số vấn đề như: Ngứa ngáy, nổi mẩn, đau bụng,…khi ăn loại cá này. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế sẽ chia sẻ những sai lầm dẫn đến ăn cá ngừ bị ngứa để các bạn đọc lưu ý phòng tránh !
KHÁM PHÁ NHỮNG LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA CÁ NGỪ
Cá ngừ là loại cá biển có thân hình tròn trịa, phần lưng cá có màu xanh đen, trắng dần về phía bụng. Da cá bóng và có màu ánh bạc. Đây là một loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Từ cá ngừ, các bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: Salad cá ngừ, bún cá ngừ, cá ngừ kho, cá ngừ chiên, cá ngừ nướng, cá ngừ áp chảo,…
Trong thịt cá ngừ có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như: Vitamin B, D, selen, sắt, kali, canxi, photpho, magie, I – ốt, axit béo Omega 3,…
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của cá ngừ mà các bạn nên biết:
- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Cá ngừ có chứa ít calo và chất béo xấu, nhưng nó lại có hàm lượng protein dồi dào. Do đó, đây là một loại thực phẩm lý tưởng cho những ai đang muốn giảm cân, giữ dáng. Việc tiêu thụ nhiều protein sẽ giúp làm tăng tốc độ trao đổi chất, thúc đẩy việc đốt cháy calo và mỡ thừa. Từ đó, hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
- Ngăn ngừa các bệnh lý tại tim mạch
Trong cá ngừ có chứa EPA, protein và taurine – những dưỡng chất này có thể làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) trong máu. Từ đó, có thể ngăn chặn sự tích tụ mảng bám trong thành động mạch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: Xơ vữa động mạch, đột quỵ, bệnh mạch vành,…
- Bảo vệ gan
Cá ngừ rất giàu DHA, EPA và taurine, có thể làm giảm lượng chất béo trong máu và kích thích sự tái tạo các tế bào gan. Do đó, việc ăn cá ngừ thường xuyên có thể giúp bảo vệ gan, tăng cường chức năng của bộ phận này và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan.
- Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt
Việc thường xuyên ăn cá ngừ có thể giúp bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, mệt mỏi và suy nhược.
- Ngăn ngừa các vấn đề về mắt
Thành phần axit béo Omega – 3 trong cá ngừ sẽ giúp cải thiện sức khỏe của đôi mắt, ngăn ngừa các bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.
NHỮNG SAI LẦM DẪN ĐẾN ĂN CÁ NGỪ BỊ NGỨA
Mặc dù cá ngừ rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng nếu các bạn không biết cách sử dụng cá ngừ đúng cách thì sẽ có thể gặp phải các biểu hiện bị dị ứng như: Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, đau bụng, tiêu chảy,…Một số sai lầm khi ăn cá ngừ mà các bạn cần lưu ý là:
- Ăn cá ngừ bị ngứa do mua phải cá ngừ ươn, không tươi
Khi mua phải cá ngừ ươn, những enzyme bên trong ruột cá dưới tác động của men decarboxylase sẽ hoạt động phân hủy các sắc tố đỏ có trong thịt cá ngừ. Từ đó, sản sinh ra chất histamin, gây dị ứng cho người ăn.
- Ăn cá ngừ khi cơ địa bị dị ứng
Có một số người có cơ địa nhạy cảm, không chấp nhận chất đạm trong thịt cá ngừ, khiến các tế bào bạch cầu sản sinh ra quá nhiều histamin. Từ đó, gây ra các phản ứng dị ứng.
- Ăn gỏi cá/ cá ngừ sống
Đa số các loài cá đều bị nhiễm các ký sinh trùng một cách tự nhiên và cá ngừ cũng vậy. Nếu các bạn ăn thịt cá ngừ sống, chưa được nấu chín kỹ thì các ký sinh trùng này sẽ có thể xâm nhập vào cơ thể. Một số loại ký sinh trùng có thể gây biểu hiện ngứa ngáy, phát ban và dị ứng trên da. Do đó, để đảm bảo an toàn, các bạn nên nấu chín kỹ cá ngừ ở nhiệt độ cao trước khi ăn.
CÁC TRIỆU CHỨNG GẶP PHẢI KHI BỊ DỊ ỨNG CÁ NGỪ
Khi các bạn bị dị ứng với cá ngừ, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng quá mức với các protein có trong cá và gây ra các triệu chứng như:
- Nổi mề đay, phát ban trên da là dấu hiệu thường gặp khi các bạn bị dị ứng với cá biển.
- Khó tiêu, đầy hơi, co thắt dạ dày, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
- Hắt hơi, nghẹt mũi và chảy nước mũi liên tục.
- Đau nhức đầu.
- Ngứa ran, châm chích ở trong miệng.
- Sưng mặt, mắt và môi.
- Khó thở, thở khò khè, ho khan hoặc thậm chí lên cơn hen suyễn.
- Tụt huyết áp, choáng váng, hoa mắt hoặc ngất xỉu.
Các triệu chứng dị ứng với cá ngừ sẽ có thể khác nhau ở từng người và từng thời điểm. Trong một số trường hợp hiếm gặp, dị ứng cá cũng có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm. Khi bị sốc phản vệ, người bệnh sẽ có các biểu hiện như: Sưng cổ họng, khó thở, suy hô hấp,… Nếu không được can thiệp cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ có thể bị đe dọa đến tính mạng.
CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ DỊ ỨNG CÁ NGỪ
Ngay khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện dị ứng cá ngừ, thì các bạn nên giữ bình tĩnh và chủ động đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Trước khi tiến hành điều trị, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra phản ứng dị ứng. Sau đó, các bác sĩ sẽ kê toa cho người bệnh một số loại thuốc có tác dụng kháng histamin, làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện hen suyễn, thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc xịt và kem thoa.
Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những mối nguy hại cho sức khỏe.
CÁC CÁCH PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG CÁ
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp, các bạn cũng nên thực hiện một số biện pháp dưới đây để ngăn ngừa nguy cơ bị dị ứng cá ngừ:
- Nên chọn mua cá ngừ tươi để giúp hạn chế tối đa lượng histamin hấp thu vào trong cơ thể. Chọn những con cá ngừ chắc, mắt tròn, mang đỏ và khi cắt ra thì thấy máu còn tươi.
- Không nên ăn cá ngừ ươn, đã chết từ lâu và không được bảo quản tốt. Tốt nhất là các bạn nên mua cá ngừ ở những cơ sở uy tín, có chất lượng và điều kiện bảo quản tốt như: Các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tươi sống,…
- Nấu chín kỹ cá ngừ ở nhiệt độ cao trong thời gian đủ lâu trước khi sử dụng để làm giảm nguy cơ bị dị ứng.
- Nếu đã từng bị dị ứng cá ngừ, các bạn tuyệt đối không được tiếp tục ăn cá ngừ nữa. Vì các phản ứng dị ứng ở lần ăn tiếp theo sẽ nghiêm trọng hơn lần đầu.
- Đối với những trẻ nhỏ từ 7 – 8 tháng tuổi, các mẹ nên cho trẻ ăn thử cá với một lượng nhỏ rồi theo dõi xem trẻ có các biểu hiện dị ứng như: Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ,…hay không. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu dị ứng thì cha mẹ không nên cho trẻ ăn cá ngừ hay các loại cá biển khác nữa.
Trên đây là thông tin cụ thể về những sai lầm dẫn đến ăn cá ngừ bị ngứa. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng liên hệ qua Hotline: 02438.255.599 – 0836.663.399 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Đinh Thị Quỳnh Huế
Ngành nghềChuyên khoa I chuyên ngành Sản Phụ Khoa
- + Thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý cổ tử cung, tử cung, vòi trứng,…
- + Tư vấn và hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh,…
- + Tư vấn và hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
- + Tư vấn kế hoạch hóa gia đình, tư vấn tiền sản, tư vấn phòng tránh thai, phá thai ngoài mong muốn.
- + Theo dõi, chăm sóc thai nghén.
- + Tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội.
- + Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “Bà mẹ – kế hoạch hóa gia đình, phá thai ngoài mong muốn”.
- + Trưởng khoa nam học – vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tỉnh.
- + Hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành y







