Ưu đãi phòng khám
Rết biển có độc không?
Rết biển hay còn gọi là sâu biển là một loại sinh vật phổ biến, xuất hiện ở hầu khắp các vùng biển trên thế giới. Chúng có hình dáng bên ngoài gần giống với con rết và có cơ chế gây ngứa bằng lông giống như sâu. Tuy nhiên, có rất nhiều người băn khoăn không biết rết biển có độc không? Có gây hại cho sức khỏe con người không? Bài viết dưới đây phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này!
RẾT BIỂN CÓ ĐỘC KHÔNG?
Rết biển hay còn gọi là sâu biển thường xuất hiện nhiều ở các bãi cát vào mùa sinh sản. Chúng có thân hình nhiều đốt, nhiều chân giống như con rết nhưng lại mềm và rung rinh như lụa. Thân mình rết biển có nhiều màu sắc chuyển từ đỏ, cam đến vàng rồi trắng, giữa thân có một đường chỉ đen chạy dọc sống lưng.
Do hình dáng bên ngoài của loại sinh vật này rất giống với loài rết nên được gọi là “rết biển”. Tuy nhiên, có nhiều người lại thấy sinh vật này có hình dạng bên ngoài rất giống với hình tượng rồng trong các tác phẩm điêu khắc thời Lý.
Vậy rết biển có độc không? Câu trả lời là “ Có”. Loại rết biển này có chứa độc tố có khả năng gây ngứa ngáy và khó chịu cho con người cũng như thuỷ sản. Ngoài ra, rết biển còn ăn cả cá con, tôm con, từ đó ảnh hưởng đến việc nuôi và khai thác thuỷ hải sản của ngư dân. Khi chạm phải rết biển, đặc biệt là ở các vùng da mỏng, nhạy cảm, con người có thể bị bỏng rộp. Đối với những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì các biểu hiện có thể trở nên nặng hơn, cần phải được đưa đến các cơ sở y tế để xử lý.
Do đó, mọi người cần phải cẩn trọng và tránh xa loài sinh vật này ra vì chúng có thể gây thể gây ngứa, rát. Đặc biệt, khi đi trên cát, các bạn cần cẩn thận chú ý để tránh giẫm phải rết biển.
NHỮNG LOẠI SINH VẬT BIỂN KHÁC CÓ ĐỘC CẦN TRÁNH XA
Theo Viện Hải dương học Nha Trang cho biết: Có đến 39 loài sinh vật biển có chứa chất độc, trong đó có 22 loài cá, một loài mực tuộc, 2 loài ốc, 3 loài cua, 1 loài sam và 10 loài rắn biển.
Những loại sinh vật này có thể gây hại cho sức khỏe con người theo hai cách, đó là: Qua đường tiêu hoá khi ăn các món ăn chế biến từ cá, hải sản và qua phản ứng tự vệ của sinh vật khi chúng ta vô tình chạm vào chúng, bị chúng cắn, chích hoặc phóng tên độc.
Trong 39 loài sinh vật biển có độc trên thì có 5 loại cực độc, đó là: Cá nóc răng mỏ chim, cá nóc vằn mặt, cá nóc tro, cá nóc chuột vằn mang, cá nóc chấm cam. Trong đó, hai loài độc nhất là cá nóc chấm cam và cá nóc chuột vằn mang.
Độc tố có trong cá nóc có tên là Tetrodotoxin, thường tập trung nhiều ở gan, thận, tuỵ, các cơ quan sinh sản ( buồng trứng, túi tinh), máu, mắt, mang, da của cá. Độc tính có trong cá nóc sẽ tăng mạnh vào mùa sinh sản của cá, bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 7. Trong thịt cá nóc không có chứa độc tố, tuy nhiên trong quá trình đánh bắt và chế biến, cá nóc có thể bị ươn, dập nát. Khi đó, độc tố có thể ngấm vào thịt cá và gây độc khi dùng. Độc tố trong cá nóc rất độc, chỉ cần 4 mg độc cá nóc là đã đủ để giết chết 1 con thỏ 1 kg. Với người chỉ cần ăn 10 gam thịt cá nóc có độc tố là có thể sẽ bị ngộ độc.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo mọi người tuyệt đối không nên sử dụng các loài hải sản có độc để chế biến thức ăn dưới bất cứ hình thức nào.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐI DU LỊCH BIỂN
Mùa hè là khoảng thời gian lý tưởng cho chuyến du lịch biển. Để có một chuyến du lịch biển an toàn và trọn vẹn, các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết
Khi đi biển, các bạn cần mang theo ít nhất là hai bộ áo tắm. Bạn có thể chuẩn bị: quần short, áo ngắn tay, váy, áo choàng,…để mang lại cảm giác thoải mái, mát mẻ. Khi đi biển, các bạn nên đi dép xăng đan thay vì đi giày sẽ giúp đôi chân khô thoáng hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, các bạn nên nhớ mang theo kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tia bức xạ mặt trời. Đặc biệt, các bạn nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Đồng thời, trang bị thêm kính mát, mũ rộng vành để bảo vệ mắt khỏi những tia bức xạ mặt trời. Đây là những vật dụng cần thiết cần chuẩn bị mỗi khi đi biển.
Ngoài ra, các bạn cũng cần chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như: Thuốc nhỏ mắt, sữa tắm, dầu gội dầu, bông ngoáy tai, khăn tắm,…
- Những thời điểm nên tránh đi tắm biển
– Không nên tắm quá lâu ở thời điểm trời nắng gắt hay giữa buổi trưa. Bởi, khi người ngâm trong nước quá lâu sẽ khiến da bị ngấm nước, trở nên nhăn nheo hơn.
– Sau khi ăn xong, các bạn không nên đi tắm biển ngay bởi vì khi nước biển ép vào bụng sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, khó thở. Thời điểm tắm biển tốt nhất là sau khi ăn sáng 1 tiếng và sau ăn chiều 2 tiếng. Ngoài ra, các bạn cũng không nên đi tắm biển khi cơ thể đói mệt, sẽ dễ gây ra tình trạng quá sức.
– Không nên tắm biển sau 10h sáng và trước 14h chiều. Vào thời điểm này, ánh nắng mặt trời có chứa nhiều tia tử ngoại có thể gây hại cho da, đồng thời dễ khiến bạn bị say nắng.
– Không nên tắm biển vào những ngày có sóng mạnh hoặc khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp (dưới 25 độ C).
- Mang theo đồ ăn khi đi biển
Khi thời tiết nóng bức, các bạn nên hạn chế mang đồ ăn theo vì nhiệt độ cao sẽ làm đồ ăn rất dễ bị ôi thiu. Chỉ khi đi đến các địa điểm du lịch vắng vẻ, thời tiết mát mẻ, dễ chịu thì các bạn mới nên mang theo đồ ăn. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý bảo quản thức ăn cẩn thận trong các hộp kín. Đặc biệt, các bạn nên mang thêm nước, hoa quả, rau xanh,…để bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, một trong những lưu ý khi đi biển đó chính là xem xét xem địa điểm bạn đến có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Không nên sử dụng các thực phẩm, thức ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Tránh để cơ thể bị say nắng
Say nắng là một vấn đề khá phổ biến trong mùa hè. Hiện tượng này nếu không được cấp cứu xử lý kịp thời thì có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.
Những dấu hiệu của người bị say nắng là thân nhiệt tăng đột ngột, đau nhói đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn, ngất xỉu, nhịp tim tăng, da đỏ, nóng và khô, khó đổ mồ hôi,…
Để phòng tránh tình trạng say nắng khi đi du lịch biển thì trong những ngày hè, các bạn cần bổ sung thêm vitamin C thông qua trái cây, rau xanh. Bên cạnh đó, cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, đặc biệt mỗi khi đi ra ngoài trời nắng hay tham gia hoạt động ngoài trời. Đặc biệt, khi đi ra ngoài biển, cần phải trang bị thêm mũ, nón, kính,…, tránh để ánh nắng mặt trời chiếu vào gáy.
NÊN THAM KHẢO:
Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn: Rết biển có độc không ? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được tư vấn, giải đáp cụ thể.
Hà Thị Huệ
Ngành nghềChuyên khoa I Chuyên ngành Sản phụ khoa
- Tư vấn + khám và điều trị bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
- Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt ,tiền mãn kinh…
- Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
- Kinh nghiệm phong phú trong công tác phá thai ngoài mong muốn và kế hoạch hoá gia đình.
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: sùi mào gà,lậu,giang mai,Hecpet sinh dục…
- Tư vấn và điều trị vô sinh hiếm muộn.
- Phục hồi chức năng và thẩm mỹ vùng kín.
- Siêu âm thai kỳ và siêu âm bệnh lý trong sản phụ khoa.
- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa tại đại học Y Hà Nội.
- Bác sĩ lâm sàng khám và điều trị bệnh sản phụ khoa hơn 20 năm.
- Bác sĩ tại Hộ sinh A – Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm
- Tham gia các chương trình đào tạo quốc gia về chuyên ngành sản phụ khoa ( hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp…)
- Đạt lao động tiên tiến trong chuyên môn.