phòng khám đa khoa y học quốc tế
hotline 0836 633 399 Địa chỉ 12 - 14 Kim Mã - Hà Nội

Rồng biển xanh có độc không?

Người viết:
18 tháng 07, 2023 - 307 Thích

Rồng biển xanh là một loại sinh vật biển có vẻ đẹp huyền bí, phát ra ánh sáng màu xanh trông giống như những loài sinh vật lạ trong các bộ phim viễn tưởng. Tuy nhiên, có rất nhiều người băn khoăn không biết rồng biển xanh có độc không? Có gây nguy hiểm cho sức khỏe con người hay không ? Bài viết dưới đây bác sĩ phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này !

Rồng biển xanh có độc không

TÌM HIỂU VỀ RỒNG BIỂN XANH

Rồng biển xanh là một loại sên biển nhỏ, có vẻ đẹp độc đáo, trông giống như một chiếc trâm cài áo. Loại sinh vật này có màu xám bạc trên mặt lưng cùng với một vệt xanh tím chạy dọc theo chiều dài thân, tạo nên một vẻ đẹp lạ đầy cuốn hút, đúng như cái tên “ Rồng xanh” của nó. Những mảng màu xanh trên cơ thể của rồng biển có thể giúp chúng hòa lẫn trong môi trường nước, từ đó có thể ngụy trang, tránh được các động vật săn mồi.

Rồng xanh là một loài lưỡng tính, chúng có cả hai bộ phận sinh dục đực và cái. Đặc biệt, bộ phận sinh dục đực của chúng rất lớn, có màu trắng trong nằm sát ở phần đầu. Sau khi giao phối, cả hai con đều sẽ đẻ trứng, chúng thường đẻ trứng ở trên các cây gỗ trôi nổi trên biển hoặc trên xương của các con vật khác.

RỒNG BIỂN XANH CÓ ĐỘC KHÔNG?

Rồng biển xanh là một trong những loại sinh vật hiếm hoi có khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi các chất độc. Chúng có thể ăn những loại động vật cực độc như sứa biển.

Rồng xanh có đến khoảng 84 xúc tu, trong túi ở đầu các xúc tu có chứa chất cực độc. Do đó, các bạn chỉ nên nhìn ngắm loại sinh vật biển này từ xa, tuyệt đối không được chạm tay trực tiếp vào chúng. Nếu bị rồng xanh cắn, nạn nhân sẽ cảm thấy rất đau đớn. Độc tố khi ngấm vào cơ thể sẽ có thể gây dị ứng, nổi phát ban đỏ, nôn mửa, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

NHỮNG LOẠI SINH VẬT BIỂN NGUY HIỂM CẦN TRÁNH XA

Bên cạnh những loài sinh vật biển xinh đẹp và hiền lành, trong lòng đại dương còn ẩn giấu nhiều loài sinh vật nguy hiểm, không nên đến gần:

  • Cá hổ

Cá hổ nổi tiếng với hàm răng sắc như dao cạo có thể gây tổn thương cho cho bất kỳ sinh vật nào đến gần chúng. Loại cá này có các sọc đen dọc theo thân và những chiếc răng giống như những dao găm nhô ra khi miệng đóng lại. Cá hổ thường xuất hiện nhiều ở Châu Phi, đặc biệt trong hệ thống sông ở Zambia và Congo.

  • Cá mập trắng

Cá mập trắng được đánh giá là một loài săn mồi mạnh mẽ nhất trên thế giới. Khi bị tấn công, cá mập trắng lớn thường sẽ có xu hướng cắn nạn nhân một nhát, rồi rút lui. Đối với các vết cắn lớn, nạn nhân sẽ có thể bị tổn thương mô hoặc cơ quan nghiêm trọng, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

  • Cá nóc

Khi bị quấy rầy hoặc bị đe dọa, thân mình cá nóc sẽ phồng lên. Loài cá này có chứa một chất cực độc tên là tetrodotoxin, thường tập trung ở gan, cơ quan sinh sản, ruột và da của chúng. Đây là một trong những chất có độc lực rất mạnh được tìm thấy trong tự nhiên. Chúng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến liệt cơ và suy hô hấp, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

  • Sứa

Sứa là một loài sinh vật không xương sống và 95% cơ thể của chúng là nước. Khi vô tình chạm vào hay dẫm đạp lên những con sứa thì những xúc tu của chúng có thể tiêm chất độc vào cơ thể nạn nhân. Từ đó, gây ra các triệu chứng bất thường như: Da bị sưng phù, đau nhức, bỏng rát và châm chích; đau bụng; buồn nôn, nôn mửa; đau nhức đầu; khó thở;…

  • Rắn biển

Rắn biển là một trong những loại rắn có nọc độc nhất thế giới, thích nghi với môi trường sống hoàn toàn dưới nước và không thể di chuyển trên cạn. Chúng có thể dễ dàng giết chết một người trong vòng chưa đầy 30 phút.

  • Cá sư tử đỏ

Cá sư tử đỏ nổi tiếng với những chiếc gai vây có nọc độc, có khả năng tạo ra những vết thương lớn, gây đau đớn. Loài cá này có vây ngực lớn và gai vây lưng thuôn dài. Đặc biệt, trên thân mình chúng có những sọc đặc biệt giống như ngựa vằn.

Khi bị quấy rầy hoặc cảm thấy bị đe dọa, cá sư tử đỏ sẽ xòe vây và tấn công đối thủ bằng những chiếc gai lưng.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI BIỂN ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI BIỂN ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

Để có một chuyến đi biển an toàn, các bạn cần trang bị những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình trước những mối nguy hiểm bất ngờ:

  • Khởi động trước khi xuống biển

Để tránh bị chuột rút, kiệt sức, các bạn nên thực hiện một vài động tác khởi động trước khi đi tắm biển. Việc làm này sẽ giúp khởi động các cơ chân, cơ tay và làm nóng cơ thể. Từ đó, các bạn có thể dễ dàng thích nghi với sự thay đổi khi xuống nước.

Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý không nên vận động quá sức và nên đi xuống nước một cách từ từ, tránh vội vàng lao mình xuống nước.

  • Tránh phơi nắng quá lâu

Ánh nắng gay gắt sẽ không tốt cho sức khỏe và làn da của bạn. Do đó, các bạn không nên tắm nắng quá lâu trước khi xuống nước vì sẽ dễ gây cảm lạnh đột ngột.

  • Tắm biển vào những thời điểm phù hợp

Các bạn nên đi tắm biển vào những thời điểm phù hợp để tránh bị cảm nắng hoặc cháy nắng. Thời gian hợp lý nhất để các bạn đi tắm biển là vào trước 9 giờ sáng và sau 3 giờ chiều.

  • Lựa chọn kỹ càng bãi biển để tắm

Hầu hết các bãi tắm trên biển đều có nhân viên cứu hộ túc trực để xử lý kịp thời những tình huống nguy hiểm phát sinh. Tuy nhiên, các bạn vẫn cần tìm hiểu và lựa chọn bãi biển để tắm một cách kỹ càng. Nên lựa chọn những bãi biển có biển báo an toàn, tránh xa những bãi biển có biển báo nguy hiểm.

Ngoài ra, các bạn nên lựa chọn những bãi biển có nhiều người. Nếu đông người, việc tắm biển sẽ khá chen chúc. Tuy nhiên, việc tắm ở bãi biển vắng vẻ, có ít người có thể sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là khi xảy ra sự cố.

  • Mang theo những vật dụng cần thiết

Trước khi đi tắm biển, các bạn hãy nhớ mang theo đầy đủ các vật dụng cần thiết như: Quần áo khô để thay, khăn tắm để lau người, kem chống nắng, mũ và kính râm, thuốc nhỏ mắt, bông tai,…để luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

  • Không nên để bụng đói hoặc no khi đi tắm biển

Khi đi tắm biển, các bạn không nên để bụng quá đói hoặc quá no khi xuống nước. Khi quá đói, cơ thể sẽ không có đủ sức lực để bơi và khi quá no thì sẽ làm cho các bạn cảm thấy nặng nề khi vận động.

Tốt nhất là các bạn nên ăn lót dạ một chút trước khi bơi và mang theo một số loại bánh ngọt, trái cây, nước uống. Bởi sau khi bơi, cơ thể bạn sẽ có thể bị tiêu hao nhiều năng lượng.

  • Những trường hợp cần lên bờ ngay

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: Cơ thể bị ngứa ngáy, cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi khác thường, đau nhức trán hoặc sau gáy, bị chuột rút, rối loạn thị giác, trướng bụng, đau khuỷu tay và đầu gối, thì các bạn cần ngay lập tức phải tìm cách lên bờ.

Trên đây là những thông tin về vấn đề: Rồng biển xanh có độc không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Tác giả

Nguyễn Thị Luyện

Ngành nghề

Chuyên khoa cấp II Chuyên ngành Sản phụ khoa

Sở trường chuyên môn
  • + Khám chữa bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo – âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng.
  • + Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh…
  • + Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • + Thủ thuật về kế hoạch hoá gia đình (đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi).
  • + Tư vấn và điều trị các bệnh xã hội như: sùi mào gà, lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục…
Chức vụ bằng cấp
  • + Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội
  • + Công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, từng giữ chức trưởng khoa của bệnh viện.
  • + Công tác tại Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm, phòng khám Sản phụ khoa – Nam khoa chất lượng cao 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
  • + Năm 2016 bác sĩ có đề tài nghiên cứu khoa học trong Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp toàn quốc.
  • + Bác sĩ đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa
chân trang
Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Trang chủ Tư vấn Gọi điện Danh mục