phòng khám đa khoa y học quốc tế
hotline 0836 633 399 Địa chỉ 12 - 14 Kim Mã - Hà Nội

Ruột cá ngừ có ăn được không?

Người viết:
18 tháng 07, 2023 - 319 Thích

Những món ăn ngon từ cá ngừ như: cá ngừ hấp, kho, nướng, chiên…đều hấp dẫn người thưởng thức. Tuy nhiên, ruột cá ngừ có ăn được không thì không phải ai cũng biết rõ. Để giải đáp cụ thể thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết sau đây được cung cấp bởi chuyên gia dinh dưỡng phòng khám đa khoa Y học Quốc Tế.

CÁ  NGỪ LÀ CÁ GÌ

Đôi nét về cá ngừ

Cá ngừ là một trong những loại cá có giá trị dinh dưỡng cao, hầu như ai cũng biết rằng thịt cá ngừ có chứa nhiều dưỡng chất, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Cá ngừ có tên tiếng anh là Tunas, thuộc dòng cá có vây tua và xương sống, hiện có khoảng hơn 15 loài cá ngừ, trong đó có những loại phổ biến sau đây:

  • Cá ngừ nhỏ (cá ngừ thu): thuộc nhóm cá ngừ kích thước nhỏ cân nặng dưới 4kg khi trưởng thành.
  • Cá ngừ ồ; thuộc nhóm cá thu ngừ có thân hình khá nhỏ, vây và lưng hình tam giác. Thức ăn chủ yếu của chúng là mực, cá nhỏ, các vi sinh vật phù du…
  • Cá ngừ chù: còn gọi là cá dẹt được tìm thấy và đắt bánh nhiều ở những vùng biển miền trung của nước ta.
  • Cá ngừ chấm: thường có dạng hình thoi, phần đầu hơi nhọn, phần bụng trắng sáng.
  • Cá ngừ bò: dòng cá này có kích thước tương đối nhỏ có 2 vây lưng- 2 vây cánh và 2 vây bụng, màu xám đen, xanh đậm.
  • ……….

Thịt cá ngừ có hương vị thơm ngon, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi chế biến và ăn cá đúng cách. Dưới đây là những lợi ích cơ bản:

  • Hiệu quả ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch: cá ngừ có thể mang lại hiệu quả giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Từ đó giúp ngăn ngừa các chứng bệnh đột quỵ, tim mạch. Loại cá này ít chất béo nhưng lại cung cấp nguồn protein dồi dào, đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm nguy cơ béo phì. Lipit trong cá có thể ngăn chặn xơ vữa động mạch rất tốt.
  • Tốt cho gan: trong cá ngừ có chứa hàm lượng DHA, EPA,…có thể giúp giảm chất béo trong máu đồng thời thúc đẩy hoạt động của tế bào gan một cách hiệu quả, tăng cường bài tiết, giảm nguy cơ mắc bệnh lý về gan.
  • Bổ sung sắt ngăn chặn thiếu máu: Trong cá ngừ có nhiều vitamin B12, hàm lượng sắt cao có thể góp phần tạo máu, tạo hồng cầu. Từ đó ngăn chặn thiếu máu hiệu quả.
  • Tăng cường hoạt động trí não: cá ngừ thuộc nhóm thực phẩm tốt cho hoạt động của não bộ, nếu như ăn cá có thể giúp cải thiện não bộ, cung cấp axit béo omaga3, phát triển trí não….
  • Tốt cho người cao huyết áp: trong cá ngừ có chứa hàm lượng axit béo omega3 hiệu quả chống viêm, giảm huyết áp…đặc biệt hàm lượng kali có trong cá có thể hạ huyết áp, ngăn ngừa huyết áp cao.

Ruột cá ngừ có ăn được không

Vậy ruột cá ngừ có ăn được không?

Tùy vào từng loại cá ngừ khác nhau, có những bộ phận có thể chế biến thành món ăn dinh dưỡng. Ngoài thịt cá thì phần ruột cá hay còn gọi là bao tử cá ngừ được nhiều người quan tâm, không biết rằng ruột cá ngừ có ăn được hay không?

Thông thường, khi làm thịt cá và chế biến, nhiều người thường vứt bỏ phần ruột cá, nội tạng cá nhưng cũng có nhiều người giữ lại bộ phận này. Tuy nhiên, ruột cá ngừ có nên ăn hay không thì không phải ai cũng biết rõ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, ruột cá hay còn gọi là lòng cá có đầy đủ các bộ phận như bong bóng, trứng, tim, gan. Về cơ bản, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn không nên ăn ruột cá, nội tạng cá. Duy chỉ có gan và trứng cá là tốt cho cơ thể có thể ăn được mà không chứa yếu tố độc hại.

Trong đó có hai bộ phận độc hại của nội tạng cá về nguyên tắc không nên ăn đó là ruột và mật cá. Lý do được giải thích bởi,  cá sống trong môi trường nước và ăn nhiều loại tạp chất, chúng đi qua miệng cá sau đó xuống ruột nên có chứa nhiều chất bẩn, ký sinh trùng, giun sán, trứng sán,….Những loài này thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do đó, trong các bộ phận cá thì ruột cá là cơ quan bẩn nhất, vì thế khi cá vỡ ruột sẽ nhanh chóng bị ươn hôi rất nhanh.

Khi sử dụng, con người có thể gặp phải một số rủi ro cho sức khỏe như: dị ứng, đau bụng, tiêu chảy hay thậm chí ở những trường hợp nặng có thể ngộ độc do ăn phải nhóm thực phẩm không an toàn.

Tuy nhiên, ruột cá ngừ có thể ăn được

Mặc dù về nguyên tắc không ăn ruột cá nhưng đối với những loại cá to vẫn có thể ăn được, trong đó có ruột cá ngừ. Tuy nhiên, khi sơ chế bạn cần phải tách phần ruột thật cẩn thận, loại bỏ chất bẩn, rửa hóp muối cẩn thận trước khi chế biến. Tuyệt đối không nên ăn ruột cá ngừ khi chế biến chưa chín. Vì sẽ có thể nhiễm ký sinh trùng.

Hơn nữa, với ruột cá ngừ còn trở thành một trong những món đặc sản, với món mắm ruột cá ngừ nổi tiếng Phú Yên, Nha Trang…. Đây là món ăn mà rất nhiều người yêu thích không chỉ người dân bản địa mà cả du khách nước ngoài. Chỉ với ruột cá ngừ đã được làm sạch, rửa sạch trong nước muối trộn chung với mật cá và muối hột rồi cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp mang phơi nắng . Sau khoảng nửa tháng đã có thể mở nắp với hương mắm đặc trưng không lẫn vào đâu được.

Món mắm ruột cá ngừ được chế biến theo nhiều cách khác nhau tùy từng vùng miền. Tuy nhiên, đa phần sẽ được làm món mắm cá ngừ. Loại mắm ruột cá ngừ có thể trộn chung với vỏ thơm vừa chín, thêm đường và tỏi băm nhuyễn rồi trộn đều, thêm vài lát ớt chín đỏ đã cho ra một hương vị mắm đặc trưng của miền biển.

Món mắm ruột cá ngừ có thể ăn kèm với rau sống, thịt ba chỉ luộc thái mỏng. Với vị béo của thịt, mùi thơm từ rau cộng với vị chua mặn ngọt thơm lừng của món mắm ruột cá ngừ hòa quyện càng tô điểm cho món ăn này.

Tầm khoảng tháng ba là mùa của cá ngừ được người dân miền biển khai thác và chế biến. Do đó, nếu ruột cá ngừ là món ăn yêu thích của bạn, bạn có thể lựa chọn mắm ruột cá ngừ. Để ăn món này càng ngon sẽ cần lựa chọn cá thật tươi, cá càng tươi món mắm sẽ càng ngon.

Bạn có thể hoàn toàn tự làm mắm ruột cá ngừ tại nhà hoặc có thể mua món mắm này sử dụng ở những địa chỉ uy tín sử dụng. Lưu ý đối với mắm ruột cá ngừ bạn cần phải bảo quản mắm đúng cách để tránh gây hại cho sức khỏe.

Một số lưu ý khi ăn ruột cá ngừ

Cá ngừ giàu dinh dưỡng, ruột cá ngừ có thể ăn được nhưng cần chế biến thận trọng. Bạn chú ý lựa chọn cá ngừ tươi ngon, không ươn, không mùi hôi, không sử dụng chất bảo quản.

Một vài lưu ý: Cá ngừ có chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể chứa ký sinh trùng…do đó, đối với những người có cơ địa dị ứng trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém, người hen suyễn, rối loạn tiêu hóa….không nên ăn cá ngừ.

Trường hợp đối với phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên ăn cá ngừ, ruột cá ngừ để hạn chế tối đa lượng thủy ngân. Bởi chất này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà bầu, nguy cơ ảnh hưởng tới não bộ, làm thai chậm phát triển và nhiều hệ lụy không mong muốn khác.

Mong rằng những thông tin chia sẻ đã giúp bạn biết được ruột cá ngừ có ăn được không? Nếu bạn còn thắc mắc có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp rõ hơn.

Chúc bạn sức khỏe.

Tác giả

Nguyễn Thị Luyện

Ngành nghề

Chuyên khoa cấp II Chuyên ngành Sản phụ khoa

Sở trường chuyên môn
  • + Khám chữa bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo – âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng.
  • + Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh…
  • + Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • + Thủ thuật về kế hoạch hoá gia đình (đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi).
  • + Tư vấn và điều trị các bệnh xã hội như: sùi mào gà, lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục…
Chức vụ bằng cấp
  • + Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội
  • + Công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, từng giữ chức trưởng khoa của bệnh viện.
  • + Công tác tại Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm, phòng khám Sản phụ khoa – Nam khoa chất lượng cao 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
  • + Năm 2016 bác sĩ có đề tài nghiên cứu khoa học trong Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp toàn quốc.
  • + Bác sĩ đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa
chân trang
Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Trang chủ Tư vấn Gọi điện Danh mục