phòng khám đa khoa y học quốc tế
hotline 0836 633 399 Địa chỉ 12 - 14 Kim Mã - Hà Nội

Sau sinh ăn cá ngừ được không?

Người viết:
11 tháng 07, 2023 - 388 Thích

Cá là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, và thường xuyên được khuyến kích bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên với bà mẹ mới sinh khi cơ thể còn chưa thực sự ổn định thì việc ăn uống các loại thực phẩm cũng cần chú ý, bởi không phải loại thực phẩm nào cũng phù hợp và có thể ăn được. Vì vậy để giải đáp băn khoăn: sau sinh ăn cá ngừ được không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu và theo dõi qua những chia sẻ dưới đây nhé.

SAU SINH ĂN CÁ NGỪ ĐƯỢC KHÔNG

SAU SINH ĂN CÁ NGỪ ĐƯỢC KHÔNG?

Cá là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt với cho cơ thể, là nguồn thực phầm giàu Acid Docosahexaenoic (DHA) và Acid Eicosapentaenoic (EPA). Đây là hai loại Acid béo Omega-3 quan trọng và cần thiết với sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là sự phát triển của não bộ ở trẻ nhỏ và ngăn ngừa não hoá ở người cao tuổi.

Tuy nhiên với một số đối tượng như bà mẹ vừa sinh em bé thì lại không nên ăn và không phù hợp với bà mẹ sau sinh. Đặc biệt là những loại cá biển, mốt số những lại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao, không mấy phù hợp như: Cá ngừ, cá thu, cá nục, cá kiếm, cá ngói, cá mập, cá orange roughy, cá maclin, cá chỉ vàng, cá vược…

Như vậy với băn khoăn: sau sinh ăn cá ngừ được không? Thì lời khuyên ở đây là không nên ăn. Thay vì ăn những loại cá biểu này, thì bà mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn và lưu tiên lựa chọn những loại cá nước ngọt, tốt phù hợp và giàu chất dinh dưỡng khác như: cá chép, cá chuối, cá rô phi, cá hồi, cá basa…

Lí do bạn không nên ăn cá ngừ sau khi sinh, là bởi cá ngừ là một trong những loại cá biển có chứa hàm lượng thuỷ ngân khá cao. Với bà mẹ vừa sinh, cơ thể yếu và chứa bình phục hoàn toàn sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi cơ thể của người mẹ. Ngoài ra mẹ vừa sinh sẽ thường cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì vậy lượng thuỷ ngân có thể qua sữa và làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Một số trường họp nhạy cảm có thể gây ra tình trạng ngộ độc thuỷ ngân, rất nguy hiểm.

SAU SINH ĂN CÁ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

Cá là nguồn thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, cung cấp những dưỡng chất cần thiết và lành mạnh cho cơ thể. Vì vậy sau sinh, bà mẹ vẫn luôn được khuyến kích thêm cá vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên ăn cá như thế nào để an toàn thì cần lưu ý những điều dưới đây nhé:

  • Lựa chọn những loại cá phù hợp và an toàn

Bà mẹ sau sinh luôn được khuyến kích bổ sung cá vào các bữa ăn, những không phải loại cá nào cũng phù hợp với bà mẹ sau sinh.

Vì vậy cần chú ý, lựa chọn những loại cá phù hợp, an toàn và giàu chất dinh dưỡng như: cá basa, cá chuối, cá chép, cá èm, các rô, cá cơm, cá bống, cá diêu hồng…

Nếu tránh những loại cá cá độc hoặc những loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như: cá ngừ, cá thu vua, cá cam, cá mập, cá kiếm, cá ngói,…

  • Tuyệt đối không ăn cá sống

Cá là loại thuỷ sinh sống trong môi trường nước, vì vậy bản thân cá cũng có thể trở thành vật trung gian, chứa giun sán, trứng giun và ký sinh trùng nguy hiểm. Vì vậy để hạn chế ngộ độc, giun sán hoặc nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm, bà mạ sau sinh chỉ nên ăn những món ăn từ cá đã được chế biến kỹ và nấu chín kỹ, tuyệt đối không ăn những món ăn từ cá sống, tái…

  • Chú ý đến lượng muối và cách chế biến

Nếu bạn sử dụng và chế biến các loại cá biển thì nên chú ý, và nên giảm lượng muối đi, vì đa phần các loại cá biển đều có vị khá đậm, không cần thêm muối cũng được.

Khi chế biến cũng nên chú ý ưu tiên những món ăn chế biến đơn giản như: suop, cháo, canh, kho… hạn chế tẩm ướp quá nhiều gia vị hoặc chiên rán nhiều dầu mỡ.

  • Không nên ăn quá nhiều cá

Đối với bà mẹ sau sinh, khi ăn cá chúng ta nên xây dựng một thực đơn phù hợp, bổ sung cá một cách khoa học, ăn uống với lượng vừa phải và mức độ điều độ.

Tuy cá là chính là thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ, lành mạnh nhưng không nên lạm dụng, không nên ăn quá nhiều. Sẽ khiến cơ thể người mẹ bị mất cân bằng chất dinh dưỡng và em bé bú mẹ cũng có thể bị tiêu chảy do mẹ ăn cá.

  • Chú ý về nguồn gốc và ưu tiên sử dụng cá tươi sống

Bà mẹ khi ăn cá nên chú ý lựa chọn mua cá tại những cửa hàng, siêu thị uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, bảo quản tốt để đảm bảo chất lượng cá. Đặc biệt bà mẹ nên ăn các loại cá tươi sống, hạn chế cá đông lạnh và tốt nhất là không nên ăn cá đóng hộp, chế biến sẵn.

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong những loại cá đông lạnh, cá đóng hộp hàm lượng chất dinh dưỡng đã giảm đi và cá đóng hộp còn chứa các chất phụ gia có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ và thời gian phục hồi cơ thể của người mẹ.

MỘT SỐ MÓN CÁ HẤP DẪN VÀ PHÙ HỢP VỚI BÀ MẸ SAU SINH

MỘT SỐ MÓN CÁ HẤP DẪN VÀ PHÙ HỢP VỚI BÀ MẸ SAU SINH

  • Canh chua cá lóc

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cá lóc tươi: 500-700g
  • Dứa: ¼ quả
  • Cà chua: 2-3 quả
  • Đậu bắp
  • Dọc mùng
  • Giá đỗ
  • Me
  • Hành lá, rau ngổ
  • Hành, tỏi, ớt
  • Gia vị: nước mắm, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu bột, dầu ăn

Cách chế biến món canh chua cá lóc:

Bước 1: sơ chế

Cá lóc sau khi mua về bạn cần sơ chế, loại bỏ vảy và ruột cá, rửa sạch với rượu hoặc gừng tươi để loại bỏ mùi tanh. Sau đó để cá ráo nước và ướp cá với một chút mắn, tiêu.

Hành tỏi bạn bóc vỏ và băm nhỏ. Cà chua rửa sạch và cắt múi cau, đậu bắt thái chéo vừa ăn, dung cũng thái thành miếng chéo vừa ăn. Dọc mùng bạn tước vỏ bóp muối và ngâm rửa kỹ để tránh bị ngừa, giá đỗ bạn rửa và để riêng nhé. Rau thơm cũng nhạt sạch, thái nhỏ và để riêng. Me cho pha với một chút nước lọc và gạn bỏ phần hạt ra nhé.

Bước 2: nấu canh chua

Đầu tiên bạn có thể rán sơ qua cá lóc hoặc không cần cũng được, tuỳ vào khẩu vị của mỗi người. Sau đó bạn chuẩn bị 1 chiếc nồi, thêm dầu ăn và thêm hành tỏi băm vào vào phi thơm, thêm cà chua vào cào chín. Tiếp theo thêm nước vào nấu sôi, thêm nước me, dứa, thêm cá vào nấu sối lại và thêm các nguyên liệu: đậu bắp, dọc mùng, giá đỗ vào và nêm nếm gia vị, thêm rau thơm vào là hoàn thành món canh nhé.

  • Cá basa kho tộ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cá basa 300 gr
  • Hành tỏi băm 40 gr
  • Ớt 1 trái
  • Hành lá 3 nhánh
  • Nước cốt chanh
  • Gia vị thông dụng: đường/ muối/ hạt nêm/ tiêu/ dầu ăn/ Nước mắm/ Nước màu/ Tương ớt

Cách làm cá basa kho tộ:

Bước 1: sơ chế các nguyên liệu

Cá Basa sau khi mua về bạn tiến hành sơ chế, rửa sạch, có thể sử dụng một chút nước cốt canh hoặc gừng, rượu để khử tanh và loại bỏ nhớt của cá. Sau đó rửa sạch, để ráo nước và ướp cá với: muối, tương ớt, nước mắm, nước màu, tiêu xay trong thời gian khoảng 15 phút.

Bước 2: kho cá

Bạn sử dụng một chiếc nồi dày đáy để khi kho không bị cháy, bén nồi nhé. Tiếp theo bạn thêm vào một chút dầu ăn, phi thơm hành tím, tỏi băm. Sau đó thêm cá đã ướp vào lập qua một chút để cá săn lại hoặc không cần cũng được. Sau đó thêm vào nồi khoảng 500ml nước sôi, để cá bớt tanh thì bạn nên sử dụng nước đui sôi nhé. Bạn đun đến khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa và hầm liu diu đến khi cá chín mềm là được nhé.

Như vậy, sau sinh bà mẹ hoàn toàn có thể ăn được cá và cá cũng chính là thực phẩm được các chuyên gia khuyến kích nên sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày sau sinh. Tuy nhiên với băn khoăn: sau sinh ăn cá ngừ được không? Thì lời khuyên an toàn là Không nên ăn, bởi cá ngừ là một trong những loại cá biểu có hàm lượng thuỷ ngân cao, không hề tốt cho sức khoẻ của người mẹ mới sinh và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của em bé, đặc biệt là hệ thần kinh.

Tác giả

Hà Thị Huệ

Ngành nghề

Chuyên khoa I Chuyên ngành Sản phụ khoa

Sở trường chuyên môn
  • Tư vấn + khám và điều trị bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
  • Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt ,tiền mãn kinh…
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • Kinh nghiệm phong phú trong công tác phá thai ngoài mong muốn và kế hoạch hoá gia đình.
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: sùi mào gà,lậu,giang mai,Hecpet sinh dục…
  • Tư vấn và điều trị vô sinh hiếm muộn.
  • Phục hồi chức năng và thẩm mỹ vùng kín.
  • Siêu âm thai kỳ và siêu âm bệnh lý trong sản phụ khoa.
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa tại đại học Y Hà Nội.
  • Bác sĩ lâm sàng khám và điều trị bệnh sản phụ khoa hơn 20 năm.
  • Bác sĩ tại Hộ sinh A – Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm
  • Tham gia các chương trình đào tạo quốc gia về chuyên ngành sản phụ khoa ( hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp…)
  • Đạt lao động tiên tiến trong chuyên môn.
chân trang
Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Trang chủ Tư vấn Gọi điện Danh mục