phòng khám đa khoa y học quốc tế
hotline 0836 633 399 Địa chỉ 12 - 14 Kim Mã - Hà Nội

Sinh mổ ăn cá ngừ được không?

Người viết:
20 tháng 07, 2023 - 349 Thích

Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh sẽ phải kiêng ăn cá để tránh bị đau bụng, tiêu chảy, mất sữa. Vậy quan niệm này có thực sự chính xác? Phụ nữ sau sinh mổ ăn cá ngừ được không? Có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và em bé hay không? Hãy cùng yhocquocte.com tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời về vấn đề này!

NHỮNG DƯỠNG CHẤT CÓ TRONG CÁ NGỪ

NHỮNG DƯỠNG CHẤT CÓ TRONG CÁ NGỪ

Cá ngừ thuộc họ cá thu ngừ là loại cá có giá trị kinh tế quan trọng nhất của vùng biển nước ta. Hiện nay, có hai loại nhóm cá ngừ chính được phân bố ở các vùng biển tại Việt Nam đó là: Cá ngừ đại dương và cá ngừ nhỏ. Thịt cá ngừ khá đậm vị, thớ thịt dày và rất săn chắc. Từ cá ngừ, chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: Sashimi cá ngừ, cá ngừ kho, cá ngừ chiên, cá ngừ nướng, salad cá ngừ, bún cá ngừ, cá ngừ áp chảo,…

Không chỉ có hương vị thơm ngon, cá ngừ còn có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

  • Về chất béo: Trong thịt cá ngừ có chứa các chất béo lành mạnh như axit béo Omega 3 và 6, rất quan trọng cho cơ thể và chức năng của não bộ, làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.
  • Về chất đạm: Cá ngừ là một loại thực phẩm giàu protein. Trong 165g cá ngừ khô có chứa đến 42 gam chất đạm hoàn chỉnh và nhiều axit amin thiết yếu.
  • Về vitamin và các khoáng chất: Trong cá ngừ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: Vitamin B, D, canxi, phốt – pho, kali, kẽm, selen, I – ốt và sắt,…

NHỮNG LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA VIỆC ĂN CÁ NGỪ

Với nguồn dinh dưỡng đa dạng và phong phú, việc ăn thịt cá ngừ có thể mang lại những lợi ích cho sức khỏe như:

  • Hỗ trợ giảm cân, giữ dáng

Cá ngừ có hàm lượng chất béo và calo thấp, rất phù hợp với những người đang muốn giảm cân, giảm mỡ. Giúp các bạn có thể sở hữu một vóc dáng săn chắc, khỏe mạnh.

  • Tăng cường sức khỏe của lá gan

Lá gan đảm nhiệm vai trò lọc và đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Một khi gan bị tổn thương thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý cho con người. Cá ngừ với các thành phần như DHA, EPA sẽ giúp làm giảm lượng chất béo trong máu, từ đó có thể bảo vệ gan, ngăn ngừa các bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan.

  • Giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Sắt có vai trò hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt sẽ khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi, suy nhược. Trong cá ngừ có chứa các dưỡng chất như: Axit folic, sắt, vitamin B12. Do đó, việc thêm cá ngừ vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.

  • Bảo vệ tim mạch khỏe mạnh

Theo các nghiên cứu đã cho thấy: Việc thường xuyên ăn cá ngừ sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các bệnh xơ vữa động mạch, đột quỵ. Có được điều này là do thành phần axit béo Omega – 3 có trong cá ngừ sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính triglyceride trong máu. Từ đó, hạn chế sự tích tụ mảng bám trong thành động mạch gây ra các bệnh lý tại tim mạch.

  • Làm giảm nguy cơ bị sa sút trí tuệ

Thành phần axit béo Omega – 3 và 6 có trong cá ngừ có khả năng kích hoạt các tế bào não, từ đó giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung, làm chậm quá trình sa sút trí tuệ. Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy: Việc ăn cá ngừ thường xuyên có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.

  • Bổ mắt

Thành phần Omega – 3 có trong cá ngừ là loại axit béo rất tốt cho mắt, giúp đôi mắt tinh anh, khỏe mạnh hơn. Đồng thời, ngăn ngừa các rối loạn về mắt như: Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác.

SAU SINH MỔ ĂN CÁ NGỪ ĐƯỢC KHÔNG

SAU SINH MỔ ĂN CÁ NGỪ ĐƯỢC KHÔNG?

“Sau sinh mô ăn cá ngừ được không” là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm bởi cá ngừ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

Giải đáp về băn khoăn này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sau sinh mổ, các mẹ nên hạn chế ăn các loại cá, trong đó có cá ngừ. Bởi cá là loại thực phẩm có tính tanh, dễ gây khó tiêu, nên nếu các mẹ sử dụng trong những ngày đầu sau mổ thì sẽ có thể gây cản trở quá trình đông máu, khiến vết mổ lâu lành hơn. Đôi khi việc ăn cá ngừ còn khiến mẹ gặp phải tình trạng ngứa ngáy, khó chịu tại vết mổ. Thời điểm tốt nhất để ăn cá trở lại sau khi sinh mổ là khoảng 1 tháng.

Việc ăn cá ngừ đúng cách, đúng thời điểm phù hợp sẽ giúp các mẹ bổ sung thêm các dưỡng chất như: Vitamin A, vitamin D, sắt, canxi, magie, selen, kẽm, kali, I – ốt,…Đặc biệt, trong cá ngừ có nhiều axit béo Omega DHA và EPA. Đây là hai loại axit béo rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ và thị lực ở trẻ sơ sinh, nhưng lại khó tìm thấy trong những loại thực phẩm khác. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những trẻ sơ sinh được bổ sung đầy đủ axit béo Omega 3 trong những năm đầu đời thường sẽ có chỉ số thông minh và khả năng tập trung cao hơn những trẻ khác cùng tuổi.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN CÁ SAU SINH MỔ

Để nhận được những lợi ích sức khỏe tối ưu khi ăn cá, đồng thời hạn chế tối đa các tác dụng phụ, các mẹ sau sinh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi ăn cá:

  • Không nên ăn cá sống: Trong thịt cá sống có chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Nấu chín cá ở nhiệt độ cao là cách đơn giản nhất để tiêu diệt các mầm bệnh có trong cá sống.
  • Lựa chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp: Các mẹ nên lựa chọn các loại cá có ít hoặc không có thủy ngân trong chế độ ăn của mình, chẳng hạn như cá hồi. Cá hồi là loại cá béo rất giàu axit béo Omega – 3 và có hàm lượng thủy ngân thấp hơn so với các loại cá khác như: Cá thu, cá kiếm, cá ngói, cá mập,…
  • Những người bị dị ứng thì không nên ăn cá: Nếu mẹ từng có tiền sử dị ứng với cá thì nên tránh tiêu thụ các loại cá trong thời gian nhạy cảm này.
  • Lựa chọn cá tươi ngon và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Việc ăn cá đã bị ươn, ôi sẽ khiến cơ thể hấp thụ chất histamin, có thể dẫn đến ngộ độc và trường hợp xấu nhất là tử vong.
  • Không nên cho nhiều muối vào cá biển: Nếu các mẹ chọn ăn cá biển, thì không nên cho quá nhiều muối khi chế biến vì hàm lượng i-ốt trong cá biển đã khá cao.
  • Để có những món ăn ngon từ cá, các bạn nên chọn mua những con cá tươi sống, không có mùi tanh hoặc chua. Cá tươi thường có thịt màu đỏ, săn chắc. Các bạn nên để cá sống ở ngăn đá tủ lạnh ngay sau khi mua và sử dụng trong vòng 2 ngày.
  • Bên cạnh việc ăn cá, các mẹ cũng nên chú ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác như: Trứng, thịt gà, rau xanh, sữa,…Những loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương.

Bài viết trên đây đã giúp các bạn giải đáp cho câu hỏi: “ Sinh mổ ăn cá ngừ được không?” Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn! Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được hỗ trợ và giải đáp cụ thể.

Tác giả

Trương Thị Vân

Ngành nghề

Chuyên khoa I chuyên ngành Sản Phụ Khoa

Sở trường chuyên môn
  • + Thăm khám, điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung…
  • + Thăm khám và điều trị các bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,…
  • + Tư vấn kế hoạch hóa gia đình, phá thai ngoài y muốn.
  • + Đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi bằng phương pháp phá thai bằng thuốc hoặc hút thai chân không.
  • + Hỗ trợ khắc phụ những vấn đề bất thường tại vùng kín.
  • + Thẩm mỹ vùng kín.
  • + Hỗ trợ điều trị vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới…
Chức vụ bằng cấp
  • + Nguyên trưởng khoa Sản của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội.
  • + Nguyên giảng viên quốc gia về lĩnh vực Sản Phụ khoa và điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục nữ, theo đề tài của Sở Y tế Hà Nội.
  • + Có trên 30 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh chuyên khoa phụ Sản – Kế hoạch hóa gia đình.
  • + “Bàn tay vàng” kỹ thuật phá thai an toàn trong chương trình sát hạch của thành phố Hà Nội.
chân trang
Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Trang chủ Tư vấn Gọi điện Danh mục