phòng khám đa khoa y học quốc tế
hotline 0836 633 399 Địa chỉ 12 - 14 Kim Mã - Hà Nội

Tại sao bầu kiêng ngồi xổm?

Người viết:
30 tháng 01, 2023 - 353 Thích

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, ăn gì uống gì tốt thì mẹ bầu cần phải chú ý đến vận động, đi lại, kể cả tư thế đứng hay ngồi. Nhiều mẹ bầu chia sẻ thắc mắc lên các trang mạng xã hội rằng tại sao bầu kiêng ngồi xổm. Tư thế ngồi này có gây hại gì cho em bé hay không? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ có trong nội dung bài viết dưới đây của bác sĩ Nguyễn Thị Luyện phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế.

Khi mang thai, có thể mẹ bầu có nhiều thay đổi. Vì thế, tư thế đứng, ngồi có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu. Trong số nhiều vấn đề cần kiêng khem, các mẹ băn khoăn không biết tại sao khi mang thai, dù bụng bầu nhỏ hay lớn đều khuyến cáo không nên ngồi xổm khi mang thai. Tại sao lại cần kiêng điều này.

Tại sao bầu kiêng ngồi xổm

Tại sao bầu kiêng ngồi xổm?

Theo chuyên gia y tế, cho dù ở bất kỳ thời điểm nào, 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối mang thai mẹ bầu đều cần kiêng ngồi xổm. Bởi, tư thế này không tốt cho cả thai kỳ. Lý do được giải thích bởi:

Khi mang thai cơ thể mẹ bầu phải chịu những áp lực khá lớn lên phần cột sống. Vì thế, nếu như ngồi xổm trọng lượng bụng bầu và cơ thể có thể dồn nén dẫn tới các vấn đề đau lưng, xương sống diễn ra.

Hơn nữa, khi bà bầu ngồi xổm có thể khiến vấn đề lưu thông máu giảm đi đáng kể. Thậm chí ùn tắc nghiêm trọng. Điều này dẫn tới tình trạng tĩnh mạch bị sưng phù một cách nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nếu như mẹ bầu ngồi xổm có thể dẫn tới những áp lực lớn đè nén, chèn ép lên bàng quang gây áp lực đến phần tử cung là nơi nuôi dưỡng thai nhi cũng như bộ phận bàng quang gây đau khó chịu

Đặc biệt vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai, khi bụng bầu ngày càng lớn, việc đi lại của mẹ bầu có phần hạn chế hơn. Nếu như có thói quen ngồi xổm có thể khiến mẹ bị ngã nguy hiểm cho mẹ mẹ bầu và em bé.

Trên đây là một số lý do giải thích tại sao khi mang bầu mẹ không nên ngồi xổm. Tốt nhất khi ngồi mẹ cần có ghế có điểm tựa ngồi vững chắc để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé.

Khi nào mang thai mẹ bầu có thể ngồi xổm

Mặc dù tư thế ngồi xổm được khuyến cáo không nên áp dụng khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng giữa. Nhưng với tháng cuối thai kỳ sắp sinh,chuyên gia cho biết mẹ bầu có thể ngồi xổm. Lý do bởi:

–         Vào tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ ngồi xổm có thể giúp cho cơ sàn xương chậu khỏe mạnh hơn hẳn. Theo khuyến cáo, những mẹ bầu tập ngồi xổm khi mang thai tháng cuối nhưng đúng tư thế và kỹ thuật có thể giúp cho cơ sản xương chật tăng cường sức khỏe dẻo dai hơn cả khi mẹ bầu tập kegel.

–         Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu ngồi xổm đúng cách có thể ngăn chặn tình trạng đau vùng lưng và xương chậu. Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có dấu hiệu đau nhức toàn thân thường xuyên do hormone làm hệ thống dây chằng bị mất cân bằng, nới lỏng. Nếu như mẹ tập thói quen ngồi xổm đúng cách có thể giúp quá trình chuyển dạ diễn ra suôn sẻ hơn.

–         Ngoài ra, mẹ ngồi xổm những tháng cuối thai kỳ có thể giúp cơ bắp ở vùng chân khỏe mạnh hơn nhiều, tăng sức chịu đựng. Những tư thế này có thể dồn nén một cách nghiêm trọng giúp cho vùng xương chậu mở rộng hơn, thuận lợi cho quá trình sinh nở.

Lưu ý: Theo khuyến cáo, sau khoảng thời gian 30 tuần mà em bé chưa trở về ngôi thai thuận thì mẹ không nên ngồi xổm. Bởi tư thế ngồi này có thể khiến bé tiến sâu hơn xuống xương chậu. Những mẹ bầu mang thai dưới 35 tuần không nên ngồi xổm.

Một số tư thế ngồi bà bầu nên tránh

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, khi mang thai mẹ bầu cần phải ngồi đúng tư thế để giữ được thăng bằng, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé. Bởi, nếu tư thế ngồi không phù hợp có thể ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp và dây chằng, thậm chí dẫn tới đau lưng nghiêm trọng. Dưới đây là một số tư thế mà mẹ bầu cần tránh khi mang thai:

–         Tư thế nửa nằm nửa ngồi

Đây cũng là một trong những tư thế mà mẹ bầu không nên áp dụng. Bởi tư thế ngồi này có thể dẫn tới những áp lực quá lớn đến vùng cột sống lưng. Nó là câu trả lời vì sao mẹ bầu thường cảm thấy đau nhói vùng lưng khi ngồi quá lâu 1 tư thế.

–         Ngồi không có phần tựa lưng

Chuyên gia y tế cho biết, khi mang thai mẹ cần phải ngồi ghế có điểm tựa. Có như vậy mới có thể giảm thiểu hiệu quả tình trạng đau lưng khi mang thai, bởi về lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng.

–         Không nên ngồi gập người về phía trước

Đây là tư thế tối kỵ đối với phụ nữ mang thai cần phải tránh. Bởi khi mẹ bầu ngồi gập người có thể khiến cơ thể tạo nên những áp lực đè ép lên phần bụng bầu. Đó là nguyên nhân khiến cho lưu lượng máu đi nuôi cơ thể bị gián đoạn, gặp cản trở trong việc đưa oxy nuôi dưỡng thai nhi khiến em bé kém phát triển, sức khỏe yếu từ trong bụng mẹ.

Hơn thế nữa, khi mang bầu bụng lớn, mẹ ngồi tư thế này có thể khiến lồng ngực bị đè nén dẫn tới những vết tích khó phục hồi.

–         Tư thế ngồi buông thõng vai

Khi mẹ phải chịu những áp lực lớn khi mang thai, trọng lượng cơ thể có dấu hiệu tăng lên nhanh chóng. Tư thế ngồi buông thõng vai có thể khiến cho cột sống bị quá tải trầm trọng. Vì thế, đối với những mẹ ngồi làm việc tại văn phòng với đặc thù ngồi nhiều thì cần chuẩn bị gối nhỏ êm có điểm tựa để tránh vẹo cột sống.

–         Tư thế ngồi bắt chéo chân

Nhiều chị em có thói quen ngồi bắt chéo chân, khoanh chân. Tuy nhiên, tư thế ngồi này được xác định là không tốt cho phụ nữ mang thai. Lý do bởi khi phần dưới chân bị chèn ép nghiêm trọng có thể giảm lưu lượng máu, hậu quả là ảnh hưởng tới dây thần kinh đùi, từ đó dẫn tới phù nề khi mang thai một cách trầm trọng hơn.

–         Tư thế ngồi nửa mông

Mẹ bầu chú ý không nên ngồi nửa mông khi mang thai. Bởi tư thế này có thể gây nên những áp lực khá lớn đến phần cột sống thắt lưng, dễ dẫn tới tình trạng đau nhói vùng lưng một cách nghiêm trọng.

Tư thế ngồi phù hợp cho phụ nữ mang thai

Tư thế ngồi phù hợp cho phụ nữ mang thai

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và em bé, mẹ bầu cần phải chú ý lựa chọn những tư thế ngồi thích hợp dưới đây:

Tư thế thẳng lưng

Tư thế này phù hợp khi mẹ bầu ngồi làm việc. Theo khuyến cáo, tư thế ngồi thẳng lưng tốt cho sức khỏe của cột sống lưng, đảm bảo lưu thông máu tốt hơn cho bà bầu. Vì thế, mẹ bầu nên ngồi giữ thẳng cổ, tựa lưng về phía sau thành ghế, thả lỏng hai bên vai, hai chân tạo thành góc 90 độ so với mặt đất. Ngoài ra, để ngồi thoải mái hơn, mẹ bầu có thể kê một chiếc gối nhỏ phía sau.

Tư thế ngồi  hai chân mở rộng

Khi ngồi, để thoải mái nhất, mẹ không nên khép kín hai chân mà có thể để hai chân mở rộng vừa phải. Tư thế này giúp mẹ giảm thiểu tình trạng khó chịu, giảm nguy cơ chuột rút trong thai kỳ. Chú ý không nên ngồi quá lâu, khoảng 45 phút nên đi lại một lần để giúp máu lưu thông tốt hơn.

Nếu mẹ bầu làm việc máy tính- văn phòng

Cần thiết phải lựa chọn tư thế ngồi tốt nhất, thoải mái nhất. Bởi nếu ngồi quá lâu nhưng không đúng tư thế có thể dẫn tới tình trạng khí huyết ứ đọng nhiều trong khung xương chậu. Điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Mẹ hãy thường xuyên đi lại để giúp cơ thể có điều kiện hoạt động tốt hơn.

Đối với tư thế nằm

Tùy từng giai đoạn mang thai mà mẹ bầu có thể lựa chọn những tư thế nằm phù hợp thoải mái nhất. Nếu 3 tháng đầu mẹ có thể lựa chọn tư thế nằm nghiêng trái, phải hay nằm ngửa thoải mái.

Nhưng nếu khi bụng bầu lớn ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ 3, để đảm bảo lưu thông máu tốt hơn mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái sẽ là tốt nhất.

Chú ý: bà bầu không nên ngồi quá nhiều

Ngồi sai tư thế có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của em bé. Nhưng nếu như ngồi quá nhiều được xác định không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu mẹ bầu ngồi nhiều có thể ảnh hưởng tới cung cấp oxy cho em bé. Hơn nữa dễ dẫn tới những triệu chứng như đau lưng, suy tĩnh mạch, tê liệt hay tình trạng chuột rút thường thấy khi mang thai.

Nếu như ngồi quá lâu một chỗ, ít vận động đặc biệt những mẹ bầu làm công việc văn phòng có thể dẫn tới tình trạng đau nhức mỏi toàn thân, sưng đau phần chân,…ngoài ra ngồi nhiều còn khiến mẹ dễ gặp phải tình trạng táo bón thai kỳ.

Những tháng cuối nếu như mẹ ngồi quá nhiều có thể khiến cho việc trở dạ và sinh em bé trở nên khó khăn hơn.

Lời khuyên từ chuyên gia: bên cạnh tư thế ngồi, tư thế đứng phù hợp trong thai kỳ. Mẹ bầu cần quan tâm hơn nữa đến chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi đúng giờ giấc để có một sức khỏe tốt nhất cho em bé phát triển. Song song đó, mẹ bầu cần thiết phải thường xuyên thăm khám, theo dõi thai định kỳ để biết được sự phát triển của em bé qua từng giai đoạn, từng thời kỳ. Thông qua xét nghiệm sinh hóa tự động và các kỹ thuật siêu âm thai tiên tiến, mẹ bầu có thể biết rõ ràng em bé đang phát triển như thế nào trong thai kỳ. Từ đó, bác sĩ chuyên sản phụ khoa sẽ tư vấn giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Trên đây là những thông tin giải thích lý do tại sao bầu kiêng ngồi xổm. Những tư thế ngồi cần tránh và tư thế ngồi phù hợp khi mang thai. Nếu như bạn còn có thắc mắc có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Tác giả

Nguyễn Thị Luyện

Ngành nghề

Chuyên khoa cấp II Chuyên ngành Sản phụ khoa

Sở trường chuyên môn
  • + Khám chữa bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo – âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng.
  • + Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh…
  • + Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • + Thủ thuật về kế hoạch hoá gia đình (đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi).
  • + Tư vấn và điều trị các bệnh xã hội như: sùi mào gà, lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục…
Chức vụ bằng cấp
  • + Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội
  • + Công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, từng giữ chức trưởng khoa của bệnh viện.
  • + Công tác tại Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm, phòng khám Sản phụ khoa – Nam khoa chất lượng cao 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
  • + Năm 2016 bác sĩ có đề tài nghiên cứu khoa học trong Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp toàn quốc.
  • + Bác sĩ đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa
chân trang
Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Trang chủ Tư vấn Gọi điện Danh mục