phòng khám đa khoa y học quốc tế
hotline 0836 633 399 Địa chỉ 12 - 14 Kim Mã - Hà Nội

Trứng cá ngừ có tốt không?

Người viết:
11 tháng 07, 2023 - 325 Thích

Cá ngừ là một loại cá biển có phần thịt đậm vị, săn chắc và rất giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bên cạnh phần thịt cá, thì trứng cá ngừ cũng là một nguyên liệu rất thơm ngon và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy trứng cá ngừ có tốt không? Cách chế biến trứng cá ngừ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này ! 

Trứng cá ngừ có tốt không

TRỨNG CÁ NGỪ CÓ TỐT KHÔNG?

Cá ngừ là loại cá biển có thân hình tròn trịa, phần lưng cá có màu xanh đen, da cá bóng và có màu ánh bạc. Bên cạnh phần thịt cá, thì trứng cá ngừ cũng là một nguyên liệu được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy và giá trị dinh dưỡng cao. Từ trứng cá ngừ, các bạn sẽ có thể chế biến được rất nhiều món ngon khác nhau như: Trứng cá kho tộ, trứng cá kho tiêu, trứng cá chiên lá lốt, trứng cá hấp ngũ sắc,…

Trong trứng cá ngừ có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như: Protein, vitamin B, D, sắt, magie, canxi, photpho, selen, I – ốt, axit béo Omega – 3,…

Một số tác dụng của trứng cá ngừ đối với sức khỏe có thể kể đến như:

  • Tăng cường thị lực

Vitamin A là một loại dưỡng chất quan trọng, giúp tăng cường sức khỏe của đôi mắt. Mọi thường thường nghĩ rằng vitamin A chủ yếu có nhiều trong cà rốt, trứng, sữa, nhưng ít ai biết rằng trong trứng cá ngừ cũng có chứa một lượng vitamin A không hề nhỏ. Do đó, việc ăn trứng cá ngừ thường xuyên có thể giúp duy trì đôi mắt sáng khỏe, làm giảm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

  • Trứng cá ngừ cung cấp nguồn protein chất lượng cao

Trong 100 gram trứng cá ngừ sẽ cung cấp cho cơ thể đến 29 gam protein, nhiều hơn hầu hết các loại thịt và hải sản khác. Ngoài ra, trứng cá ngừ còn có chứa các axit amin thiết yếu, đặc biệt là lysine. Lysine là một axit amin đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein, điều chỉnh chức năng miễn dịch và tăng cường khả năng hấp thụ các khoáng chất, đặc biệt là canxi trong cơ thể.

  • Rất tốt cho hệ tim mạch

Trứng cá ngừ là một nguồn cung cấp axit béo Omega – 3 đáng kể ở dạng EPA và DHA cho cơ thể. Axit docosahexaenoic ( DHA) và axit eicosapentaenoic ( EPA) là những dạng axit béo Omega – 3 có giá trị sinh học cao nhất, giúp làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng lượng cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể. Từ đó, có thể ngăn chặn sự tích tụ mảng bám trong thành động mạch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh xơ vữa động mạch, đột quỵ và bệnh mạch vành.

  • Bổ sung vitamin D cho cơ thể

Trong 100 gram trứng cá ngừ có chứa đến 232 IU vitamin D, chiếm 58% lượng vitamin D khuyến nghị hàng ngày. Đây là một loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung đầy đủ vitamin D có thể giúp làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng và mắc một số bệnh lý mãn tính như: Bệnh tim mạch, bệnh gan nhiễm mỡ,…

  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Trong trứng cá ngừ sẽ có chứa nhiều vitamin B12 và chất sắt. Có thể nói, bên cạnh thịt nội tạng và động vật có vỏ, trứng cá ngừ là một trong những nguồn cung cấp vitamin B12 tốt nhất cho cơ thể. Vitamin B12 và sắt là hai dưỡng chất đặc biệt quan trọng đối với quá trình tổng hợp DNA và hình thành các tế bào hồng cầu. Từ đó, có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN TRỨNG CÁ NGỪ

Để nhận được những lợi ích sức khỏe tối ưu từ việc ăn trứng cá ngừ, đồng thời hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn, các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Trứng cá ngừ rất tốt cho sức khỏe nhưng các bạn cần phải lưu ý chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Người trẻ tuổi chỉ nên ăn từ 100 – 200g trứng cá/ mỗi tuần. Người lớn tuổi không nên ăn quá nhiều trứng cá ngừ vì trong trứng cá có chứa nhiều cholesterol, không nên tiêu thụ quá 100g trứng cá mỗi tuần.
  • Khi chế biến trứng cá ngừ, các bạn nên nấu chín kỹ, không nên ăn trứng cá sống vì sẽ khiến các vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
  • Khi chế biến các món từ trứng cá ngừ, các bạn nên hạn chế đảo nhiều để tránh làm trứng bị nát, ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
  • Sử dụng chanh hoặc giấm khi sơ chế trứng cá để khử mùi tanh. Ngoài ra, các bạn cũng có thể cho thêm chút rượu trắng trong quá trình ướp trứng cá để giúp món ăn thêm hấp dẫn hơn.

CÁCH CHẾ BIẾN MỘT SỐ MÓN ĂN TỪ TRỨNG CÁ NGỪ THƠM NGON

CÁCH CHẾ BIẾN MỘT SỐ MÓN ĂN TỪ TRỨNG CÁ NGỪ THƠM NGON, DỄ LÀM

  • Trứng cá ngừ kho tộ

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

Trứng cá ngừ: 300 gram

Nước mắm: 3 muỗng canh

Nước lọc: 3 muỗng canh

Đường: 2 muỗng canh

Bột ngọt: 1/2 muỗng cà phê

Cách chế biến trứng cá kho tộ

Bước 1: Chiên trứng cá

Trứng cá đem rửa sạch rồi chiên sơ trong dầu sôi.

Hòa tan 3 muỗng canh nước lọc, 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường cùng với 1/2 muỗng cà phê bột ngọt để làm nước kho cá.

Bước 2: Kho trứng cá

Bắc nồi lên bếp, cho thêm vào 2 muỗng canh dầu ăn. Phi thơm 1 củ tỏi, 1 củ hành tím băm nhuyễn rồi đổ nước kho cá vào đun sôi.

Cho trứng cá vào và đun ở lửa nhỏ cho đến khi nước kho đặc lại.

Các bạn có thể cho thêm vài trái ớt hiểm, hạt tiêu tùy theo sở thích.

Thành phẩm

Trứng cá ngừ kho tộ sẽ có hương vị béo bùi của trứng kết hợp với phần nước kho keo keo mặn mặn màu vàng nâu, ăn cùng với cơm nóng sẽ rất hợp vị.

  • Trứng cá ngừ sốt cà chua

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

Trứng cá ngừ: 300 gram

Cà chua: 2 quả

Hành tím: 1 củ

Tỏi: 2 nhánh

Hành lá: 4 nhánh

Rượu trắng: 200 ml

Nước mắm: 2 muỗng canh

Dầu ăn: 3 muỗng canh

Gia vị thông dụng: 1 ít

 Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế trứng cá ng

Để khử bớt mùi tanh của trứng cá, các bạn đem trứng cá ngừ ngâm trong 200ml rượu trắng khoảng 20 phút, rồi rửa sạch lại với nước và để ráo.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Hành lá các bạn cắt gốc, rửa sạch và thái nhỏ. Hành tím và tỏi thì bóc vỏ, băm nhuyễn.

Cà chua rửa sạch, cắt bỏ cuống rồi cắt hạt lựu.

Bước 3: Chiên trứng cá

Bắc chảo lên bếp, mở lửa vừa, cho thêm 3 muỗng canh dầu ăn cùng với 1/4 muỗng cà phê muối vào chảo. Khi dầu nóng, các bạn cho từ từ trứng cá vào chiên vàng đều 2 mặt trong khoảng 5 – 7 phút.

Sau 7 phút, các bạn vớt trứng cá ra đĩa và giữ lại dầu.

Bước 4: Làm trứng cá sốt cà

Bạn cho hành tím, tỏi băm vào chảo phi thơm, sau đó cho thêm cà chua và 50ml nước vào xào trong khoảng 2 phút.

Nêm nếm 2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh bột ngọt, 2 muỗng canh đường, sau đó đảo đều và nêm nếm lại sao cho vừa miệng.

Khi cà chua đã mềm, các bạn cho trứng cá vào, vặn lửa nhỏ và đun thêm khoảng 5 phút nữa cho đến khi nước sốt cà chua hơi sệt lại.

Cuối cùng, các bạn cho thêm 1 ít hạt tiêu (nếu thích) cùng với hành lá vào rồi đảo nhẹ và tắt bếp.

Trên đây là những thông tin về vấn đề: Ăn trứng cá ngừ có tốt không ? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng liên hệ qua Hotline: 02438.255.599 – 0836.663.399 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Tác giả

Nguyễn Thị Luyện

Ngành nghề

Chuyên khoa cấp II Chuyên ngành Sản phụ khoa

Sở trường chuyên môn
  • + Khám chữa bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo – âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng.
  • + Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh…
  • + Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • + Thủ thuật về kế hoạch hoá gia đình (đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi).
  • + Tư vấn và điều trị các bệnh xã hội như: sùi mào gà, lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục…
Chức vụ bằng cấp
  • + Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội
  • + Công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, từng giữ chức trưởng khoa của bệnh viện.
  • + Công tác tại Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm, phòng khám Sản phụ khoa – Nam khoa chất lượng cao 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
  • + Năm 2016 bác sĩ có đề tài nghiên cứu khoa học trong Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp toàn quốc.
  • + Bác sĩ đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa
chân trang
Nhập từ khóa cần tìm kiếm
Trang chủ Tư vấn Gọi điện Danh mục