Ưu đãi phòng khám
Vết thương hở ăn cá hồi được không?
Khi có vết thương hở, nếu các bạn không chăm sóc đúng cách, kiêng cữ cẩn thận trong việc ăn uống thì sẽ có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, mưng mủ, để lại sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, có rất nhiều người băn khoăn vấn đề “ Bị vết thương hở ăn cá hồi được không? Nên kiêng những loại thực phẩm nào?” Bài viết dưới đây phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về vấn đề này !
VẾT THƯƠNG HỞ LÀ GÌ?
Vết thương hở là những dạng vết thương chúng ta có thể nhìn thấy được như: Da bị rách, đâm thủng, vết cắt hoặc vết mổ trên da,… Các dấu hiệu của vết thương hở là: Chảy máu, sưng tấy đỏ xung quanh vết thương,…Bên cạnh đó, người bệnh khi có vết thương hở sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu trên bề mặt da.
Đối với các vết thương hở có diện tích nhỏ, không quá sâu, thì người bị thương có thể tự chăm sóc tại nhà mà không cần phải đến các cơ sở y tế. Tuy nhiên, đối với những vết thương lớn, tổn thương sâu, rộng, chảy máu nhiều thì các bạn nên đến các cơ sở y tế để được xử lý đúng cách, ngăn ngừa nguy cơ bị mất nhiều máu và nhiễm trùng.
VẾT THƯƠNG HỞ ĂN CÁ HỒI ĐƯỢC KHÔNG?
Cá hồi là một loại cá béo phổ biến, có hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Tuy nhiên, đối với những người đang có vết thương hở thì có thể ăn cá hồi được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Những người đang có vết thương hở nên kiêng ăn thịt cá hồi. Bởi trong các loại cá nói chung và cá hồi nói riêng đều có chứa nhiều chất đạm, chất tanh, nên có thể khiến vết thương bị ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí bị mưng mủ, nhiễm trùng. Từ đó, gây ảnh hưởng quá trình hồi phục vết thương. Ngoài ra, cá hồi là loại thực phẩm có tính hàn, có thể gây cản trở quá trình đông máu, khiến vết thương lâu lành hơn.
Do đó, khi đang có vết thương hở, thì các bạn nên kiêng ăn cá hồi và các loại cá khác để vết thương nhanh hồi phục.
NHỮNG THỰC PHẨM KHÁC NÊN KIÊNG KHI ĐANG CÓ VẾT THƯƠNG HỞ
Bên cạnh việc chăm sóc và xử lý vết thương hở đúng cách thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vài trò rất quan trọng. Trong quá trình lành vết thương, nếu người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp thì sẽ giúp cho quá trình này diễn ra nhanh chóng và ngăn chặn hình thành sẹo.
Một số loại thực phẩm cần kiêng khi đang có vết thương hở bao gồm:
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Đường có thể gây cản trở khả năng tự phục hồi của collagen. Do đó, việc tiêu thụ đường có thể làm quá trình tái tạo vết thương diễn ra chậm lại, khiến vết thương lâu lành hơn.
- Gừng: Việc sử dụng gừng quá mức sẽ có thể gây cản trở sự hình thành các cục máu đông trong giai đoạn viêm. Từ đó, kéo dài thời gian hồi phục vết thương.
- Thịt chó: Trong thịt chó có chứa nhiều chất đạm. Do đó, trong giai đoạn tái tạo vết thương, nếu tiêu thụ những thực phẩm giàu chất đạm như: Thịt chó thì sẽ có thể để lại những sẹo lồi, sần và cứng trên da.
- Thịt bò: Là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng có thể khiến vết thương bị sậm màu và hình thành sẹo thâm trên da, gây mất thẩm mỹ.
- Trứng: Trong giai đoạn vết thương đang hình thành da non, nếu các bạn ăn trứng thì sẽ có thể thúc đẩy quá trình tăng sinh mô sợi collagen. Từ đó, hình thành sẹo lồi ở vết thương, gây mất thẩm mỹ.
- Rau muống: Rau muống là thực phẩm yêu thích của nhiều người mỗi khi mùa hè đến vì có tính mát, giải độc tốt, lợi tiểu, nhuận tràng,… Tuy nhiên, việc ăn rau muống khi đang có vết thương hở thì sẽ có thể làm đầy vết thương một cách nhanh chóng, dễ để lại sẹo lồi trên da(1).
- Thịt gà: Thông thường, trong giai đoạn vết thương lên da non, chúng ta sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Lúc này, nếu bổ sung thịt gà thì sẽ có thể làm cho tình trạng ngứa ngáy này lại càng trở nên nghiêm trọng và dữ dội hơn. Và nếu chúng ta gãi ngứa thì sẽ khiến vết thương lâu lành hơn bình thường, thậm chí để lại sẹo lồi trên da.
- Hải sản, đồ tanh: Đây đều là những thực phẩm có hương vị tươi ngon, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi đang có vết thương hở, nếu các bạn tiêu thụ hải sản hay những đồ ăn tanh thì sẽ có thể gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
- Các món ăn được chế biến từ gạo nếp: Đồ nếp là các món ăn yêu thích của nhiều người Việt. Tuy nhiên, các món ăn từ gạo nếp thường có tính nóng, có thể làm cho vết thương bị sưng tấy, mưng mủ trong giai đoạn viêm. Ngoài ra, việc ăn đồ nếp thường xuyên trong giai đoạn tái tạo vết thương sẽ có thể dẫn tới hình thành sẹo lồi trên da.
CÓ VẾT THƯƠNG THỜI GIAN KIÊNG ĂN TRONG BAO LÂU?
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương hở và thể trạng cơ địa từng người mà thời gian ăn kiêng sẽ khác nhau. Đối với những vết thương nhẹ, không quá sâu, thì thời gian kiêng ăn có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để tái tạo các mô bị tổn thương. Người bệnh có thể theo dõi bằng mắt thông qua các dấu hiệu như: Vết thương đã liền miệng, khô và lên da non,… để điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mình. Đối với những vết thương nghiêm trọng như vết mổ, thì các bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.
NHỮNG THỰC PHẨM NÊN ĂN ĐỂ VẾT THƯƠNG NHANH LÀNH
Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn khi đang có vết thương hở:
- Các thực phẩm giàu chất đạm như: Thịt heo nạc, các loại đậu, nấm,…. Đây là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương, tái tạo da, sản xuất collagen và tạo mới các mạch máu.
- Thực phẩm giàu vitamin A, E và C sẽ giúp tái tạo các mô mới và làm vết thương nhanh lành. Đặc biệt, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất collagen – một dưỡng chất thiết yếu cho việc phục hồi làn da bị hư tổn. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ. Một số loại thực phẩm giàu vitamin rất tốt cho những người đang có vết thương hở là: Bông cải xanh, cà rốt, rau dền, rau cải, bí ngô, đu đủ, ổi, cam, quýt, bưởi,…
- Thực phẩm giàu chất kẽm: Kẽm là một khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Nó giúp cơ thể tổng hợp protein, hỗ trợ quá trình sản xuất collagen để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Vitamin A và kẽm là hai dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Lượng kẽm được khuyến nghị cần bổ sung mỗi ngày là khoảng 15 – 50 mg. Kẽm thường được tìm thấy nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, bánh mì, gan,…
- Các thực phẩm giàu chất sắt: Máu trong cơ thể có vai trò vận chuyển protein, khoáng chất và oxy đến các vết thương, đồng thời mang theo tế bào bạch cầu giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại tại đây. Các bạn có thể đẩy nhanh quá trình tạo máu bằng cách tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều chất sắt như: Các loại rau có màu xanh đậm, nội tạng động vật, sữa,…
NÊN THAM KHẢO THÊM:
Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn: Đang có vết thương hở ăn cá hồi được không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được bác sĩ phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Trương Thị Vân
Ngành nghềChuyên khoa I chuyên ngành Sản Phụ Khoa
- + Thăm khám, điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung…
- + Thăm khám và điều trị các bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,…
- + Tư vấn kế hoạch hóa gia đình, phá thai ngoài y muốn.
- + Đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi bằng phương pháp phá thai bằng thuốc hoặc hút thai chân không.
- + Hỗ trợ khắc phụ những vấn đề bất thường tại vùng kín.
- + Thẩm mỹ vùng kín.
- + Hỗ trợ điều trị vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới…
- + Nguyên trưởng khoa Sản của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội.
- + Nguyên giảng viên quốc gia về lĩnh vực Sản Phụ khoa và điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục nữ, theo đề tài của Sở Y tế Hà Nội.
- + Có trên 30 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh chuyên khoa phụ Sản – Kế hoạch hóa gia đình.
- + “Bàn tay vàng” kỹ thuật phá thai an toàn trong chương trình sát hạch của thành phố Hà Nội.